Lý do để đưa ra những hạn chế mới là các cuộc tấn công tin tặc vào các cơ quan chính phủ Mỹ, cuộc tấn công mà một số cơ quan truyền thông và quan chức Mỹ đổ tội cho Nga. Đội ngũ của ông Biden đang bàn bạc về cả các biện pháp kinh tế lẫn các vụ tấn công mạng như một động thái “trả đũa”.
"Đòn đáp trả phải đủ mạnh để tạo ra thiệt hại lớn về kinh tế, tài chính và công nghệ cho bọn tội phạm, nhưng đồng thời cũng tránh được leo thang xung đột giữa hai cường quốc hạt nhân vốn dĩ là đối thủ của nhau từ thời Chiến tranh Lạnh", nguồn tin của hãng cho biết.
Nguồn tin nói thêm rằng mục tiêu chính là tạo ra cơ chế ngăn chặn hiệu quả và giảm thiểu khả năng gián điệp mạng trong tương lai.
Các cuộc thảo luận hiện chỉ mang tính lý thuyết, vì đội ngũ của ông Biden phải bắt đầu công việc mới có quyền truy cập toàn bộ thông tin để làm rõ các bước đi và kế hoạch tiếp theo.
Trước đó, có thông tin cho biết một nhóm tin tặc đã xâm nhập được vào một số cơ quan chính phủ Mỹ thông qua phần mềm của hãng SolarWinds. Trong số các nạn nhân có các bộ: Quốc phòng, Tài chính, An ninh nội địa và Thương mại, cũng như Bộ Ngoại giao. Ngoài ra, Bộ Năng lượng Mỹ và Cơ quan An toàn hạt nhân quốc gia có thể cũng chịu thiệt hại.
Một số hãng truyền thông của Mỹ cáo buộc tội phạm mạng của Nga là thủ phạm tấn công mạng, nhưng không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh giả thuyết này.
Tiết lộ rằng tin tặc từ SVR, một cơ quan tình báo ưu tú của nhà nước Nga, đã bí mật thâm nhập vào hệ thống máy tính của Lầu Năm Góc và các cơ quan quan trọng của chính phủ Mỹ khiến Joe Biden rơi vào tình thế bị ràng buộc.
Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, "khá rõ" để nói rằng Nga liên quan đến vụ tấn công của tin tặc. Về phần mình, Tổng thống đương nhiệm Donald Trump lại cho rằng Trung Quốc đứng sau vụ này.
Nga phủ nhận cáo buộc của Ngoại trưởng Mike Pompeo rằng Moscow đã ra lệnh tấn công, một vi phạm an ninh đặc biệt cũng ảnh hưởng đến Anh và các nước đồng minh khác của Mỹ.
Phát biểu vào tuần trước, ông Biden đe dọa sẽ áp đặt "chi phí đáng kể " cho những người chịu trách nhiệm. "Tôi sẽ không đứng yên khi đối mặt với các cuộc tấn công mạng vào đất nước của chúng ta", Biden tuyên bố trong một lời chỉ trích thẳng thắn với Trump.
Nga đã chịu các lệnh trừng phạt cứng rắn của Mỹ sau vụ Tổng thống Nga Putin ra lệnh hợp nhất Crimea năm 2014. Nga đã bị trục xuất khỏi G7 và bị nhiều nước châu Âu xa lánh. Mối quan hệ của Anh với Moscow vẫn chưa hồi phục sau vụ đầu độc ở Salisbury năm 2018. Ở Đức, áp lực một lần nữa đang gia tăng đối với Angela Merkel về việc hủy bỏ đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 ở Baltic sau khi Điện Kremlin bác bỏ âm mưu ám sát lãnh đạo đối lập Nga, Alexei Navalny .