Người Chăm gói bánh chưng ăn Tết
Chiều 29 Tết (10/2), chúng tôi ghé thăm bà con người Chăm ở thôn Phước Lập Tam Lang, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận). Dạo một vòng quanh xóm chúng tôi ghi nhận không khí bà con đón Tết Tân Sửu giống như đồng bào dân tộc khác trên mọi miền đất nước. Trước đó từ 26 Tết, bà con đã dọn dẹp nhà, cúng tất niên và đi lễ cầu nguyện ở thánh đường.
Cũng theo ông Phú Tấn, tục ăn Tết cổ truyền của người Chăm trong thôn có khác với cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Khoảng gần 50 trước, nhiều bậc chức sắc trong thôn đi học, tham quan nhiều nơi thấy hay nên dần thay đổi thời gian theo lịch nghĩ Tết cổ truyền chung cả nước. Thời gian đón tết của bà con người Chăm trong thôn gần như người Việt để con cháu, họ hàng được đông vụi, tạo không khí gia đình, làng xóm ngày một khắng khít, yêu thương hơn…
Ông Phú Tấn cho biết, những năm nước bà con tập trung gói bánh tét, bánh chưng vào những ngày giáp Tết rất đông vui. Sau đó sinh hoạt văn hóa văn nghệ… Nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên mọi hoạt động cộng đồng đều được cắt gọn. Bà con trong thôn làm riêng ở mỗi gia đình theo phong tục.
“Tết năm này, gia đình tôi vẫn chuẩn bị bánh chưng, bánh tét, kẹo bánh để chờ đợi thời khắc giao thừa đón năm mới. Năm nay không rình rang nhưng tình thần gia đình lúc rất phấn khởi và hy vọng năm mới đất nước ta sẽ chiến thắng Covid - 19…”
Tết trong những căn nhà mới
Những ngày giáp Tết này, chúng tôi cũng đến thăm các gia đình dân tộc Raglai ở miền núi huyện Bác Ái (Ninh Thuận) và ghi nhận không khí đón Tết Tân Sửu của bà con tất nhộn nhịp không kém gì vùng đồng bằng. Nhà nào cũng có động người dọn dẹp, lau chùi để đón năm mới.
Ông Chamale Hà, xã Phước Thành (huyện Bác Ái) cho biết, cũng như mọi năm, gia đình vẫn chuẩn bị đầy đủ bánh tét, mứt, trái cây, treo cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ để đón giao thừa. Tuy các hoạt động văn hóa, văn nghệ-TDTT không diễn ra như mọi năm nhưng gia đình và bà con nơi đây vẫn cảm thấy ấm lòng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Đến nay, đồng bào Raglai ở Bác Ái đã thay đổi tập quán sản xuất, từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, trồng cây ăn trái phục vụ du lịch...nhờ đó mà mỗi độ xuân về bà con nơi đây lại có thêm điều kiện để đón tết đầm ấm, vui tươi.
Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay từ những ngày đầu năm 2021, các cấp chính quyền và Ủy ban MTTQ tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức các hoạt động thăm tặng quà tết, Song song đó là thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo cũng đã được quan tâm thực hiện ngay từ những tháng cuối năm 2020. Từ nguồn quỹ "vì người nghèo" của tỉnh, Ủy ban MTTQ đã trích 1,2 tỷ đồng khởi công xây dựng 25 căn nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo tại 5 xã ở huyện miền núi huyện Ninh Sơn.
Phấn khởi với căn nhà mới trước thêm dịp Tết Tân Sửu, anh Vòng Thống Hảo, thôn Tân Lập, xã Hòa Sơn (Ninh Sơn) một trong 19 hộ dân tộc thiểu số được hỗ trợ xây nhà "Đại đoàn kết" đợt này cho biết, chưa có Tết nào vui như năm nay. Bản thân anh bị thiểu năng từ nhỏ, mọi lo toan, gánh vác gia đình đều đặt lên đôi vai những thành viên khác trong gia đình. Thế nhưng nhờ được sự quan tâm của chính quyền và Ủy ban MTTQ các cấp mà gia đình tôi xây dựng căn nhà khang trang, tôi rất vui và phấn khởi được đón Tết trong ngôi nhà mới, cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số chúng tôi.".
Ông Nguyễn Thượng Chí, cán bộ thường trực Ủy ban MTTQ huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, để góp phần chăm lo cho Nhân dân khó khăn về nhà ở đón Tết Cổ truyền vui tươi, phấn khởi. Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã tích cực triển khai công tác xây dựng, hiện đã có 16 căn nhà căn nhà mới xây dựng xong cho hộ nghèo vui xuân đón tết, còn 9 căn khác cũng sẽ hoàn thành và bàn giao trong thời gian tới, hứa hẹn sẽ đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình.
Bà Phan Thị Bích Hà, Phó chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên năm nay các hoạt động chăm lo tết cho người dân được UBMTTQVN tỉnh phân công về từng địa phương để tổ chức. Tuy nhiên, không vì thế mà công tác chuẩn bị tết cho hộ nghèo và các đối tượng hoàn cảnh khó khăn bớt đi phần không khí vui tươi, đầm ấm.
Theo thống kê của Ủy ban MTTQ tỉnh Ninh Thuận cùng với 9.606 suất quà tết hỗ trợ từ trung ương cho các hộ nghèo, tỉnh Ninh Thuận đã vận động hỗ trợ thêm gần 48.000 suất quà tết với trị giá trên 13 tỷ đồng giúp các đối tượng hộ nghèo, trong đó có nhiều trường hợp hộ nghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi của tỉnh, qua giúp họ đón tết đầm ấm hơn." Bà Hà thông tin thêm.
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Nhuận cũng đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ tiền cho 700 gia đình nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hai huyện Ninh Sơn và Bác Ái. Mỗi gia đình được hỗ trợ 500.000 đồng từ nguồn kinh phí của Ủy Ban dân tộc vận động các doanh nghiệp Trung ương hỗ trợ.