Năm nay, cúng Rằm tháng Giêng 2021 diễn ra vào ngày 15 tháng 1 năm Tân Sửu (ngày Ất Tỵ, ngũ hành Hỏa, ngày Hoàng đạo), tức thứ Sáu ngày 26/2/2021.
Đối với người Việt, lễ cúng Rằm tháng Giêng có ý nghĩa rất quan trọng. Người xưa quan niệm rằng "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" để nói về vị trí của ngày lễ này trong đời sống. Các cụ xưa còn quan niệm đây rằm tháng Giêng như ăn Tết lần 2.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thuận lợi để cúng Rằm tháng Giêng vào đúng ngày 15. Vậy cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 được không?
Thông thường, lễ cúng rằm tháng Giêng sẽ được tiến hành vào ngày chính rằm (15 tháng 1 âm lịch). Theo phong tục xưa, cúng đúng ngày là tốt nhất bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất năm. Người ta quan niệm, vào thời điểm trang mọc, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh. Nếu thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm bình an, may mắn.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để tổ chức lễ cúng Rằm tháng Giêng đúng ngày. Do đó, nhiều người thắc mắc liệu có thể làm lễ sớm hơn không.
Nhiều chuyên gia cho rằng, gia chủ không nhất thiết phải cùng Rằm tháng Giêng vào đúng ngày 15 âm lịch. Các gia đình có thể cúng sớm từ từ ngày 14 nhưng không được cúng sau ngày 15. Quan trọng nhất là thành tâm.
Thời gian cúng Rằm tháng Giêng có thể là từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch.
Khung giờ tốt cúng Rằm tháng Giêng 2021 là giờ Ngọ tức 11h-13h, tốt hơn cả là chính Ngọ (12h trưa).
Ngoài ra, ngày chính Rằm 15/1 âm lịch còn một số khung giờ đẹp khác để gia chủ tham khảo, lựa chọn làm lễ cúng là giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h).
Nếu làm vào ngày 14 tháng Giêng (ngày 25/2/2021), gia chủ có thể chọn một trong các khung giờ đẹp sau: Giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h).
Không dùng hoa giả, trái cây giả
Các cụ xưa vẫn có câu ''Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng'', chỉ vậy đã đủ cho ta thấy dân ta coi trọng lễ cúng này như thế nào.
Rất nhiều gia đình sử dụng hoa giả, trái cây giả đặt trên ban thờ để làm cảnh cho đẹp, vì những loại hoa, quả giả này mẫu mã rất bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo.
Tuy nhiên, việc bày hoa, quả giả trên bàn thờ hay trong mâm lễ cúng là việc làm không đúng. Thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.
Gia chỉ có thể chọn các loại hoa như cúc vàng, cúc trắng, hoa hồng, lay ơn... để dâng lên bàn thờ, vừa đẹp lại giàu ý nghĩa. Các loại quả trong mâm cúng cũng phong phú, mùa nào thức nấy, miễn là tránh những loại quả độc, có mùi vị khó chịu hoặc có gai góc...
Không dùng tiền giả, tiền có nguồn gốc bất chính
Gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền thật lên bàn thờ khi cúng tế, ngụ ý muốn cầu xin tài lộc, may mắn.
Tuy nhiên cần lưu ý, tiền này nên là tiền thật, do chính sức mình làm ra. Tuyệt đối không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.
Đồng thời, chúng ta cũng cần hiểu rõ, việc thờ cúng vốn tùy tâm, không phải dâng lên nhiều tiền là tốt, mà chưa hẳn không dâng tiền đã là xấu. Quan trọng là giữ tâm trong sáng, nhất tâm tin tưởng.
Không cúng thủ lợn
Theo quan niệm dân gian từ xưa tới nay, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, nếu gia chủ cúng mâm cỗ mặn thì nên nhớ, chớ nên cúng thủ lợn.
Thông thường các gia đình vẫn làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng tương đối giống với mâm cỗ ngày Tết với những món truyền thống, trong đó có thịt gà, thịt lợn, giò chả, măng miến…
Người ta cho rằng cúng thủ lợn không tốt, ngày đầu năm đã sát sinh, có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm, vì thế vẫn nên hạn chế là hơn.
Gia chủ có thể thay bằng các món ăn khác, trước là dâng cúng tổ tiên, sau là cả nhà thụ lộc.
Không dùng đồ chay giả mặn
Rất nhiều gia đình tránh sát sinh trong ngày Rằm nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn, đây là một việc làm tốt.
Tuy nhiên, gia chủ lưu ý, khi làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.
Sở dĩ nói vậy vì chúng ta dâng đồ chay là phát tâm hành thiện, nếu dâng đồ chay được làm dưới hình dáng của đồ mặn, ví dụ như giả tôm, giả thịt, giả cá… thì tức là tâm vẫn còn vọng tục, vẫn còn sân si.
Khi dâng cúng cốt ở thành tâm, nhưng cũng cần phải hiểu rõ ý nghĩa đồ thờ cúng là gì. Làm đồ chay vốn khó hơn đồ mặn, cầu kỳ mất thời gian hơn, nhưng nếu làm sai thì e rằng dễ bị thần Phật quở trách đó.