Đó là tuyên bố của Ilan Berman, Phó Chủ tịch cấp cao của Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ (AFPC). Ông Berman từng tư vấn cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng như Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ. Ông thường xuyên đưa ra phát biểu trước Quốc hội Mỹ để vạch ra các lộ trình nhằm răn đe Iran. Berman được CNN mô tả là một trong những "chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Trung Đông và Iran".
Trên thực tế, phương tiện truyền thông có thể hoạt động như một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy chính sách đối ngoại và các cuộc đàm phán quốc tế.
Nói cách khác, các quan chức thường sử dụng “ngoại giao truyền thông” để giao tiếp với các đối tượng quốc tế. Trên thực tế, các nhà báo hoàn toàn có thể sắm vai nhà ngoại giao tạm thời và đóng vai trò môi giới (phi nhà nước) trong các cuộc đàm phán quốc tế chủ yếu tập trung vào việc giải quyết xung đột.
Nói cách khác, việc gây ảnh hưởng đến dư luận trong nước cũng như ở nước ngoài là rất quan trọng và nếu các quan chức nhà nước phớt lờ hoạt động ngoại giao công chúng, họ có thể mắc một sai lầm nghiêm trọng.
Với việc chính quyền Joe Biden đã tuyên bố muốn khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân với Iran, một số nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng Nhà Trắng nên sử dụng chính sách truyền thông như là "vũ khí bí mật" hiệu quả và tương xứng để thiết lập lại chính sách của Iran.