Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng, nếu kế hoạch này thành công, Mỹ sẽ có khả năng tấn công trực tiếp từ quỹ đạo vào các vị trí triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ngay trước khi tên lửa được phòng.
Thiệt hại đến 30%
Vào tháng 8/2020, Bộ Chỉ huy Không gian Mỹ đã công bố học thuyết quân sự. Ý nghĩa chính của tài liệu là việc kiểm soát quỹ đạo sẽ tạo ra khả năng độc đáo để lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động tác chiến. Các tác giả nhắc nhở rằng, từ thời cổ đại, các chỉ huy đã tìm cách chiếm ngọn đồi trước khi bắt đầu trận chiến để giành được lợi thế chiến lược. Trong thế kỷ 21 "ngọn đồi" là gì? Đây là quỹ đạo gần trái đất. Và Lực lượng Không gian Mỹ cần phải kiểm soát "ngọn đồi" này.
Học thuyết không loại trừ khả năng bố trí những thành phần vũ khí chiến lược trên quỹ đạo. Vào tháng 8/2018, Giám đốc Lầu Năm Góc James Mattis đã tuyên bố, không gian đang phát triển thành một chiến trường tiềm năng. Theo ông, "yếu tố then chốt là triển khai các cảm biến để phát hiện các vụ phóng trong không gian". Các chuyên gia cho rằng, sau các cảm biến, Mỹ cũng có thể triển khai vũ khí tấn công trên quỹ đạo.
"Dưới thời Trump, Mỹ đã bắt đầu nói về việc quân sự hóa không gian, - nhà khoa học chính trị Sergei Sudakov, một chuyên gia về chính trị Mỹ, nói với Sputnik. – Mỹ đã thành lập Lực lượng Không gian, tăng số lần phóng. Rõ ràng, dưới thời Biden, xu hướng này sẽ tiếp tục. Mỹ có đủ khả năng thực hiện dự án phòng thủ tên lửa vũ trụ. Quốc gia này lập mạng lưới vệ tinh lớn nhất thế giới, và mạng lưới này đang không ngừng phát triển. Nhiều vệ tinh thương mại trên quỹ đạo cũng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự".
Tuy nhiên, theo chuyên gia Nga, ngay cả sau khi triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong vũ trụ, Lầu Năm Góc vẫn không thể vô hiệu hóa hoàn toàn tiềm năng răn đe hạt nhân của Nga. Các tên lửa đánh chặn không gian của Mỹ chỉ có thể tiêu diệt tới 30% số ICBM đã phóng. Ngoài ra, một số ICBM sẽ bắn hạ các tên lửa đánh chặn trên đất liền ở châu Âu và Mỹ, cũng như các tàu chiến của NATO được trang bị hệ thống Aegis và mang các tên lửa SM-2 và SM-3. Kết quả là, cuộc tấn công hạt nhân trả đũa dù bị suy yếu nhưng vẫn đủ mạnh để gây ra thiệt hại "không thể chấp nhận được" cho kẻ xâm lược, và chắc chắn sẽ đưa đối thủ về thời kỳ đồ đá.
Chiến tranh không gian
Sergei Sudakov nhấn mạnh: "Matxcơva nên phản ứng với những sáng kiến như vậy. Cần phải nói rõ với Washington rằng, việc triển khai các phần tử của hệ thống phòng thủ tên lửa trong không gian là một hành vi khởi đầu chiến tranh (casus belli), đây là "lằn ranh đỏ", và phản ứng của Nga sẽ gay gắt nhất có thể. Bằng cách này chúng tôi có thể ít nhất làm chậm lại việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ cấp độ quỹ đạo".
Và kế hoạch của Mỹ có quy mô rất lớn. Theo học thuyết của Mỹ, Lực lượng Không gian chịu trách nhiệm bảo đảm "an ninh" cho quỹ đạo, cung cấp quyền tiếp cận cho Mỹ và các đồng minh, cũng như phô trương sức mạnh quân sự để đe dọa các đối thủ và buộc họ thay đổi hành vi của mình. Và để truyền thông tin nhanh chóng ở cấp chiến thuật và chiến lược, họ sẽ tảo ra một mạng lưới vệ tinh mạnh mẽ. Một vai trò đặc biệt được giao cho các thiết bị do thám, quan sát và thông tin liên lạc dưới bầu khí quyển. Thêm vào đó, họ hiện có khoảng một nghìn phương tiện quân sự và lưỡng dụng hoạt động trên quỹ đạo.
Các tác giả của học thuyết nhấn mạnh sự cần thiết phải tước bỏ của những nước chống đối Washington cơ hội nhận được bất kỳ thông tin nào về nhóm quỹ đạo. Để đạt được mục tiêu này, Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến DARPA đang thực hiện chương trình phóng lên quỹ đạo đến 200 vệ tinh cỡ nhỏ tạo thành một mạng lưới độc đáo trên quỹ đạo thấp. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, do kích thước nhỏ của các thiết bị này các phương tiện trinh sát không gian khó có thể phát hiện chúng.
Hồi tháng 3 năm 2018, hệ thống phòng thủ tên lửa A-235 lần đầu tiên được thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và cả vệ tinh bay trên quỹ đạo Trái đất. Tính cơ động là "con át chủ bài" chính của hệ thống đầy hứa hẹn này. Trong trường hợp cần thiết, các bệ phóng này sẽ được chuyển đến các vị trí chuẩn bị trước, nơi chúng sẽ vô hình trước các vệ tinh của đối phương cho đến thời điểm phóng. Theo các chuyên gia, tốc độ của tên lửa gần bằng siêu âm.
Tư lệnh Lực lượng Không gian Mỹ, tướng John Raymond đã nói rằng, vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn quỹ đạo chống vệ tinh của Nga là một thách thức trực tiếp đối với lợi ích của Mỹ trong không gian gần trái đất.
Vậy thì sao, Star Wars. Tập 2? Chỉ khác với bộ phim bom tấn Hollywood, thực tế có thể không có kết thúc tốt đẹp Happy Ending.