Đà Lạt từ lâu đã là điểm du lịch lý tưởng của nhiều bạn trẻ. Nhưng với phong cách mới mẻ, ưa mạo hiểm, khám phá, phiêu lưu để có những bức "sống ảo" cực chất, du khách đang dần tìm đến những địa điểm bỏ hoang nhưng có khung cảnh mới lạ, vừa mở rộng tầm mắt, vừa có những bức hình độc đáo khi check-in tại Đà Lạt
Sân bay Cam Ly là một sân bay nhỏ ở thành phố Đà Lạt. Đây là nơi đóng quân của Học viện Quân sự. Sân bay này được quân đội Việt Nam quản lý và sử dụng, phục vụ máy bay quân sự.
Do chiều dài đường băng hạn chế, sân bay Cam Ly không thể tiếp nhận các loại máy bay dân sự hiện đại. Sân bay chấm dứt hoạt động và bị bỏ hoang từ cuối năm 2010.
Bạn có thể tận dụng khoảng không gian bỏ hoang rộng lớn để check-in. Sân bay Cam Ly có những lối đi đường đất đỏ giữa bạt ngàn dã quỳ tạo lên cảnh sắc vô cùng thú vị. Nơi đây trở thành địa điểm ghé thăm quen thuộc của các bạn trẻ vào mùa hoa.
Đường hầm hỏa xa Đà Lạt, một trong những địa điểm được du khách check in nhiều nhất vào dịp hè 2020. Nơi đây được giới trẻ tìm tòi địa chỉ và săn đón rất nhiệt tình. Có thể nói nơi đây không khác gì một thánh địa sống ảo "triệu like".
Đường hầm hỏa xa là một đường hầm xe lửa bị bỏ hoang từ rất lâu. Chính vì thế mà nơi đây đã in dấu những vết cũ kỹ của thời gian. Cùng với đó là nét chấm phá của những thảm rêu xanh, những bụi cỏ bao trùm quanh miệng của đường hầm. Tạo cho nơi đây một khung cảnh ma mị.
Đường hầm hỏa xa là một phần của di tích của con đường xe lửa răng cưa ở Đà Lạt. Cung đường này do người Pháp xây dựng từ năm 1908. Đây là cung đường xe lửa nối từ Đà Lạt đến Tháp Chàm ( Ninh Thuận ). Tuyến đường sắt này có chiều dài lên đến 84km luôn đó nhé các bạn. Người pháp phải mất 24 năm xây dựng, hoành thành đường sắt này và đưa vào hoạt động.
Được mệnh danh là thánh địa sống ảo của Đà Lạt, đường hầm hỏa xa càng ngày càng được nhiều bạn trẻ tìm đến. Sức hút của nó không chỉ dừng lại ở trong nước, nhiều du khách nước ngoài cũng muốn được check-in ở đường hầm cổ này một lần.
Điều mà khiến du khách thích thú nhất khi đến đây là cái "cũ ” của thời gian. Những vách đá ở nơi đây rêu được phủ đầy theo thời gian. Những bụi cây mọc um tùm tạo cảm giác u ám và huyền bí. Một nét ma mị riêng, khiến cho ta phải muốn chinh phục đường hầm này.
Nếu bạn là một người mê phim. Bạn tới đây, bạn sẽ nhận ra đây không khác gì bối cảnh của bộ phim ” Be With You ”. Lúc này bạn chỉ cần lấy ý tưởng chụp hình của bộ phim này. Và áp dụng cho mình, sẽ cho ngay những bức ảnh sống ảo đẹp lung linh tại Đà Lạt.
Hồ Tuyền Lâm là một điểm tham quan quen thuộc tại Đà Lạt. Tuy nhiên, ít người biết rằng, chơi vơi giữa rừng thông vắng vẻ, nằm trên đỉnh đồi cao là một ngọn thập giá cô đơn hàng thập kỷ. Đồi Thập Giá là một địa điểm khá thú vị, đem lại trải nghiệm mới mẻ cho những ai tới Đà Lạt.
Đường tới đây khá khó và phải đi bộ, bạn nên hỏi đường vì lối mòn có nhiều chỗ rẽ dễ bị lạc. Cây thập giá khổng lồ với chiều cao khoảng 2,7m và chiều rộng hơn 1,8m. Một biểu tượng của Thiên Chúa giáo nằm ở một vị trí có vẻ như gần với Phật giáo tạo nên sự đối lập. Không gian cổ xưa cùng nét huyền bí, u tịch ở đây sẽ cho bạn một bộ ảnh cực chất.
Thực chất, cây Thập Giá này là nhà mồ của người Pháp theo Công giáo. Khi mất đi sẽ được an táng nhưng sau đó, họ lại không tiến hành “nhập thổ”. Khiến đồi Thánh Giá tồn tại cho đến ngày nay. Đa điểm này hiện đang thuộc sở hữu của khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Trong thời gian sắp tới, nơi đây sẽ được san lấp để xây dựng những khu nghỉ dưỡng, nhằm phục vụ cho khách du lịch.
Cầu sắt hồ Tuyền Lâm trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện trong 2 MV ca nhạc là “Đố em biết anh đang nghĩ gì” và “Ta còn yêu nhau” của Đen Vâu và Đức Phúc. Chiếc cầu làm bằng sắt, hoen gỉ, cũ kĩ, mang nét cổ xưa. Nằm gọn trong rừng thông xanh ngát tạo nên khung cảnh bắt mắt.
Hai góc ăn ảnh ở đây đứng ngay giữa cầu và ngồi trên thành cầu. Một lưu ý nhỏ khi check-in ở đây là bạn phải chú ý, kiểm tra xung quanh cầu để giữ an toàn. Bởi vì với độ cao trên dưới 3m nhưng cầu không có tay giữ sẽ khá nguy hiểm, phương tiện giao thông di chuyển ở đây cũng rất nhiều.
Khu nhà nằm trên một quả đồi nhỏ, được bao bọc bởi rừng thông xanh bạt ngàn. Kiến trúc của nhà Nguyện, sự kết hợp hài hòa giữa phương Tây và phương Đông. Hệ thống mái ngói được thiết kế kéo dài từ gác chuông qua mái vòm tới các không gian chính và phụ theo kiểu phương Đông. Những ô cửa sổ và cửa chính mang đậm bóng dáng kiến trúc Gothic của phương Tây. Cửa chính vẫn giữ được kiến trúc nguyên vẹn tương tự ở các nhà thờ trên cả nước.
Lớp bụi thời gian tiếp tục bao phủ những ô cửa kính vỡ vụn, hành lang u buồn vắng bước chân người qua, không biết đến bao giờ nơi đây mới trở lại nhộn nhịp, đông vui như trước. Dù đã bị thời gian tàn phá, công trình trường học thay đổi nhiều, nhưng nhà nguyện vẫn còn giữ nguyên nét kiến trúc đầy hoài niệm như chờ người đến ngắm nhìn, khai thác vẻ đẹp ẩn mình giữa lòng Đà Lạt.