Dân Việt

Chuyện về bà mẹ sinh 14 con ở Hà Nội

Nguyễn Đức 13/03/2021 06:30 GMT+7
Hơn 30 năm nay, người mẹ sinh 14 con ở thủ đô Hà Nội chưa từng có một cái tết nào vui, trọn vẹn. Làm việc quần quật cả năm, nhưng bà Hải vẫn không “thoát” khỏi nỗi ám ảnh về những cái tết nghèo đói.

Đó là hoàn cảnh của gia đình bà Đặng Thị Hải (53 tuổi, ở phường Đồng Mai, quận Hà Đông, TP.Hà Nội). Họ nổi tiếng nhiều năm nay bởi sinh sống ở Thủ đô, không nghề nghiệp nhưng lại sinh đến 14 người con.

"Trời cho con cái mình không thể từ bỏ"

Dịp cận Tết Tân Sửu năm 2021, chúng tôi ghé thăm gia đình bà Đặng Thị Hải (53 tuổi ở xóm Bản Cổ. Lúc này, bà Hải cùng các con đang tất bật chăm đàn gà, tát ao bắt con tôm, con cá để mang ra chợ bán lấy tiền.

Chuyện về bà mẹ sinh 14 con ở Hà Nội  - Ảnh 1.

Bà Đặng Thị Hải (53 tuổi, ở phường Đồng Mai, quận Hà Đông, TP.Hà Nội) chụp ảnh bên cạnh các con và cháu.

img

Ánh mắt đỏ hoe, nhìn về phía các con, bà Hải cho biết thêm, trước năm 2014, tết cũng rất khó khăn, có năm, 30 Tết trong nhà không còn gì cả, phải đi vay hàng xóm 200 nghìn đồng về mua gạo, vài lạng miến, mớ rau cho các con ăn tết.

Gia đình bà có căn nhà cấp 4 ở xóm Cổ Bản. Nhưng hiện nay bà và các con không ở đó nữa mà chuyển ra một căn nhà (dựng bằng thùng container) ở gần cánh đồng để ở thuận tiện cho việc nuôi lợn, trông nom cá dưới hồ. Căn nhà gia đình bà Hải ở khá tuềnh toàng, không có gì đáng giá ngoài chiếc bếp gas dùng để nấu ăn. Nhà chỉ rộng khoảng 15m2 nhưng cả chục người sinh sống.

Ánh mắt u buồn, chứa đọng nhiều nỗi niềm về cuộc đời mình, bà Hải kể rằng, năm 21 tuổi, bà Hải bén duyên với một người đàn ông cùng làng và lập gia đình. Cũng kể từ đó, "đàn con" lần lượt chào đời.

Không nhà một thời gian dài, gia đình bà sống lang thang. Rồi sau đó, họ dựng được một túp lều giữa cánh đồng, ngày ngày mò cua, đi lượm ve chai kiếm ăn từng bữa.

"Đến nay, người con lớn nhất của tôi đã 32 tuổi lập gia đình, còn đứa bé nhất cũng 9 tuổi. Hiện còn 3 cháu đi học, những đứa còn lại đều đang đi lao động tự do, làm hàn xì hoặc ai thuê gì làm cái đó"- bà Hải nói.

Chuyện về bà mẹ sinh 14 con ở Hà Nội  - Ảnh 4.

Căn nhà bằng container, nơi bà Hải và các con sinh sống.

"Lúc ấy, chúng tôi nghĩ dù có khổ đến đâu cũng phải cố nuôi được các con. Kể cả hiện giờ, mà tôi thấy ai đó bỏ con ngoài đường tôi cũng sẵn sàng đưa về nhà nuôi, cưu mang, coi như con đẻ của mình".

Bà Đặng Thị Hải

Người phụ nữ có nhiều con nhất Thủ đô kể thêm rằng, bà luôn mong muốn cho các con được học hành đầy đủ, cho bằng bạn bằng bè. Nhưng vì điều kiện hoàn cảnh gia đình và vì một phần các con mải chơi nên một số người con của bà nghỉ học từ khi hết lớp 6 và lớp 7. "Năm 2016, chồng tôi qua đời sau nhiều năm bệnh tật không đủ tiền chữa trị. Các con tôi khi nhỏ đã khổ, lớn lên cũng khổ, phải ra ngoài lao động chân tay rất vất vả, tôi sợ nhất đi làm chúng sa vào tệ nạn vì bố mất không có người khuyên bảo"- bà Hải tâm sự.

Nói về việc sinh liên tiếp 14 người con, bà Hải nói rằng, các con của bà đẻ liền nhau là do bị "vỡ kế hoạch". Khi hai vợ chồng biết có bầu thì cũng là lúc thai nhi đã lớn nên quyết định giữ lại, không thể bỏ.

"Trời cho mình con cái thì mình không thể từ bỏ. Lúc ấy, chúng tôi nghĩ dù có khổ đến đâu cũng phải cố nuôi được các con. Kể cả hiện giờ, mà tôi thấy ai đó bỏ con ngoài đường tôi cũng sẵn sàng đưa về nhà nuôi, cưu mang, coi như con đẻ của mình"- người phụ nữ sinh nhiều con nhất Hà Nội nói.

Chưa từng có tết trọn vẹn

"Lúc ấy, chúng tôi nghĩ dù có khổ đến đâu cũng phải cố nuôi được các con. Kể cả hiện giờ, mà tôi thấy ai đó bỏ con ngoài đường tôi cũng sẵn sàng đưa về nhà nuôi, cưu mang, coi như con đẻ của mình".

Bà Đặng Thị Hải

Bà Hải cho biết, hơn 30 năm nay, bà chưa bao giờ có cái tết nào vui, trọn vẹn, bởi mỗi khi tết đến, gia đình bà thường không có tiền sắm tết hoặc trong nhà có người ốm nhập viện. Rồi sau đó những cái tết trôi qua tâm trí bà trong sự lo lắng cho gia đình, người thân.

"Nhưng có lẽ khó khăn nhất là thời điểm tết năm 2014, thời điểm chồng tôi bị ốm phải nhập viện và đứa con 13 tháng tuổi cũng bị ốm nhập viện. Lúc này, kinh tế rất khó khăn, tôi đi vay 1 triệu đồng để cho chồng nhập viện nhưng không ai có cho vay. Tết đến, nhà nhà họ sum vầy, còn nhà tôi thì chìm trong nỗi lo âu, coi như không có tết"- bà Hải buồn bã nhớ lại.

Ánh mắt đỏ hoe, nhìn về phía các con, bà Hải cho biết thêm, trước năm 2014, tết cũng rất khó khăn, có năm, 30 Tết trong nhà không còn gì cả, phải đi vay hàng xóm 200 nghìn đồng về mua gạo, vài lạng miến, mớ rau cho các con ăn tết.

Thậm chí, có thời điểm đêm 30 Tết, bà còn đi lang thang trên các tuyến phố, ngõ ngách nhặt lon bia gom vào để qua tết mang bán lấy tiền đong gạo cho các con.

Từ năm 2016 đến nay, được sự hỗ trợ của các đoàn thể của địa phương, quận Hà Đông, gia đình bà Hải đã bớt khó khăn hơn. Ngoài việc hàng ngày cắt cỏ chăm con cá dưới ao, bà Hải cũng hùn vốn với người dân trong xóm cùng nhau chăn nuôi lợn.

Tết đến, các con của bà Hải có cơm, có thịt. Nhưng việc gần tết háo hức đi sắm cành đào, cây quất đối với bà Hải gần như là một thứ gì đó rất xa xỉ.

"Năm 2019, tôi vay mượn người thân hùn vốn với người trong làng nuôi lợn nhưng cuối cùng vì dịch bệnh lợn chết để lại khoản nợ gần 200 triệu. Còn năm nay, tôi cũng tiếp tục hùn vốn nuôi lợn nhưng cũng lỗ mất gần 100 triệu đồng. Giờ tôi chỉ mong có sức khỏe lo cái ăn, cái mặc cho những đứa trẻ đang đi học thôi"- bà Hải tâm sự.

Ông Lê Quang Thoan - Chủ tịch UBND phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội cho hay, hộ gia đình nhà bà Hải là một trong những hộ dân có điều kiện kinh tế khó khăn trên địa bàn phường.

Chính vì vậy, hàng năm, vào dịp lễ, tết, chính quyền địa phương đều có thăm hỏi tặng quà. Năm 2020, các cơ quan ban ngành của quận Hà Đông cũng tặng cho gia đình nhà bà Hải một con bò sinh sản.

"Ngoài ra, chúng tôi cũng tạo điều kiện cho gia đình bà Hải thả cá tại các khu ao đầm mà không phải đóng bất cứ một loại thuế nào"- ông Thoan nói.