Đoàn diễu hành Quechan trong một lễ hội truyền thống tại khu bảo tồn Pháo đài Yuma - Quechan. (Ảnh: Dalbec.wordpress)
Theo truyền thuyết, người Quechan cùng các bộ lạc khác ở hạ lưu sông Colorado được ông Kukumat, người được tôn là anh hùng văn hóa sáng tạo ra. Người con trai của ông là Kumastamxo sau đó đã đưa bộ tộc Quechan đến ngọn núi thiêng Avikwame (gần thành phố Needles, California, Mỹ), trao cung tên và dạy cách chữa bệnh rồi đưa họ xuống núi.
Trên thực tế, bộ tộc Quechan ở vùng Andean của Peru và Bolivia là hậu duệ trực hệ của người da đỏ Inca - đế chế lớn nhất ở châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo và cũng là một nền văn minh rực rỡ thời kỳ Trung Cổ ở Nam Mỹ.
Hình ảnh những người đàn ông của bộ tộc Quechan từ thời họ được gọi là "người da đỏ Yuma". (Ảnh: Orange-platespinner.blogsp)
Tổ tiên bộ tộc Quechan định cư dọc theo sông Colorado ở phía nam Mohave (bang Arozona, Mỹ). Từ các nhóm theo chế độ phụ hệ nhỏ ban đầu. Bộ tộc Quechan cùng một số bộ tộc khác ở vùng Hạ Colorado dần hình thành nên các nhóm bộ tộc lớn hơn.
Họ cạnh tranh với những nhóm cư dân khác cũng sống ven sông để giành quyền kiểm soát các tuyến đường thương mại sinh lợi nối vùng ven biển Thái Bình Dương với các nền văn hóa ở phía đông Colorado.
Bình thường phụ nữ Quechan cũng làm lụng như đàn ông. Khi xảy ra giao tranh lớn họ lại sát cánh chiến đấu bên đàn ông. (Ảnh: Fineartamerica)
Bộ tộc Quechan giành chiến thắng và kiểm soát điểm giao cắt tốt nhất trên tuyến đường chạy dọc theo vùng Hạ Colorado, nhưng sau đó giao tranh giữa các bộ tộc vẫn kéo dài tới tận thập niên 1850.
Bởi thế có một truyền thống khá khác biệt của bộ tộc Quechan là trong các cuộc giao tranh lớn, khi nam giới tham chiến cũng thường có các nữ chiến binh dũng cảm hỗ trợ.
Chàng trai Quechan khi thích cô gái nào thì đêm đêm mang sáo trúc tới thổi bên ngoài nhà cô. (Ảnh: Alamy)
Để chuẩn bị cho lớp trẻ lớn lên sẽ trở thành thế hệ trưởng thành giỏi giang của bộ tộc, khi tới tuổi dậy thì các thiếu nữ Quechan được những phụ nữ lớn tuổi trong gia đình dạy dỗ cách làm vợ, làm mẹ.
Còn các chàng trai sẽ trải qua nghi lễ trưởng thành mở đầu bằng tục lệ "xỏ mũi" (xỏ qua vách ngăn trong mũi) và chạy đường dài để rèn luyện thể lực. Tiếp đó sẽ được dạy cách để trở thành những người đàn ông mạnh mẽ.
Chuyện yêu đương của các cặp đôi bộ tộc Quechan khá lãng mạn. (Ảnh tư liệu)
Chuyện yêu đương và hôn nhân của bộ tộc Quechan khá lãng mạn. Chàng trai khi thích cô gái nào thì đêm đêm mang sáo trúc tới thổi bên ngoài nhà cô. Nếu ưng ý, cô gái sẽ cho chàng trai vào "ngủ thăm" (dù có thể không "quan hệ"). Sau 4 đêm êm thấm, cặp đôi sẽ được coi là đã kết hôn.
Lý tưởng nhất theo cơ chế gia đình phụ hệ là hôn nhân một vợ một chồng và cặp đôi tân hôn về nhà trai ở, nhưng đàn ông cũng có thể lấy nhiều vợ bởi đa thê cũng được phép.
Đức tin cơ bản của bộ tộc Quechan liên quan đến sức mạnh tâm linh, bắt nguồn từ những giấc mơ nên được gọi là "quyền lực giấc mơ".
Người có khả năng tâm linh đặc biệt có thể giao lưu trong mơ với linh hồn những người đã mất được gọi là "kwaxót". Họ thường là các thủ lĩnh bộ tộc, các thầy pháp, thầy lang cao tay... và cả các chiến binh dũng cảm.
Các nam vũ công thiếu niên biểu diễn một vũ điệu truyền thống trong Ngày Thổ dân Quechan, tại khu bảo tồn Quechan. (Ảnh: Yumasun)
Các thầy lang có quyền lực giấc mơ được tin là có thể chữa bệnh kiểu tâm linh thông qua các kỹ năng thổi khói, xoa bóp và "hút" chất gây bệnh ra ngoài.
Nghi thức chính của bộ tộc Quechan được gọi là kar'úk nhằm tưởng niệm các thành viên bộ tộc đã mất, với điểm nhấn là sự tái hiện một trận chiến dẫn tới tất cả sau đó đều được "hóa" trong ngọn lửa. Còn các nghi lễ khác thường diễn ra như những lễ hội lớn đầy sắc màu và hấp dẫn.
Phụ nữ bộ tộc Quechan nhảy điệu truyền thống trong một lễ hội. (Ảnh: Peruforless)