Theo The Guardian, một trong những bùa hộ mệnh hay bùa may mắn phổ biến nhất với thai phụ thời Trung cổ là
đến đá quý, danh sách các vật phẩm mà nhà thờ cho phụ nữ mang thai mượn là rất nhiều, nhưng loại bùa may mắn phổ biến nhất là "vòng đỡ đẻ”.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã có bằng chứng chắc chắn rằng những chiếc vòng này không chỉ được thai phụ tôn sùng khi họ mang thai mà còn được sử dụng trong quá trình sinh nở.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích một trong những vật phẩm như vậy thuộc bộ sưu tập Wellcome - được làm từ bốn dải da cừu khâu lại với nhau và có niên đại vào cuối thế kỷ 15 hoặc đầu thế kỷ 16.
Dải da cừu, được vẽ lên nhiều biểu tượng thần thánh bao gồm một cây thánh giá, có dấu hiệu hao mòn, sờn, cho thấy nó đã được chạm, cọ xát hoặc hôn như một phần của sự tôn kính tôn giáo.
Nhà nghiên cứu Natalie Goodison của Đại học Durham cho biết, nhóm của bà kỳ vọng tìm thấy dấu vết của máu trên chiếc vòng. Nhưng các nhà nghiêm cứu thậm chí còn tìm thấy dấu vết của dịch âm đạo cũng như mật ong, sữa, trứng, cây họ đậu - như đậu rồng và ngũ cốc trên chiếc vòng.
Các học giả và các văn bản lịch sử từ lâu đã cho rằng những chiếc vòng như vậy được phụ nữ mang thai đeo và nó cũng được sử dụng trong quá trình sinh nở.
Sinh con là một mối nguy hiểm ở châu Âu thời Trung cổ. Trong khi chỉ có 9 trong số 100.000 phụ nữ qua đời vì sinh con ở Anh vào năm 2013, thì việc sinh nở được cho là nguyên nhân chính gây tử vong cho phụ nữ ở Anh thời trung cổ.
Phân tích mới nhất củng cố ý tưởng rằng phụ nữ từng tích cực sử dụng nghi lễ và tôn giáo để xoa dịu thần kinh - sự sợ hãi, căng thẳng, nỗi đau... của họ trong khi sinh con, mặc dù vào thời điểm đó, bùa chú bị các nhà cải cách Cơ đốc giáo cấm đoán.