Trên thực tế, định nghĩa về đất xen kẹt không được quy định trong Luật đất đai 2013 mà thuật ngữ này là do người mua và người bán tự đặt tên.
Đất xen kẹt được hiểu nôm na là đất vườn, đất nông nghiệp và chưa được công nhận là đất ở, nằm trong các khu dân cư, hoặc đất dư sau quy hoạch. Thông thường, những loại đất này không có sổ đỏ và được chuyển nhượng thông qua giấy tờ viết tay.
Vì nằm xen kẹt trong các khu dân cư nên những mảnh đất nông nghiệp này thường có diện tích không quá lớn. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của các khu đô thị mới, các dự án hạ tầng giao thông khiến diện tích đất canh tác bị thu hồi, đồng ruộng bị chia cắt, từ đó tạo ra ngày càng nhiều khu đất xen kẹt.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 101 Luật Đất đai năm 2013, đất xen kẹt có thể được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng các điều kiện như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004;
- Đất không vi phạm pháp luật về đất đai;
- Đất được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.
Cũng giống như các nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng của các nhóm đất khác. Đất xen kẹt, đặc biệt là đất xen kẹt giá rẻ đang được rất nhiều người làm hồ sơ xin chuyển đổi thành đất ở. Một phần là do có nhu cầu đất ở thực sự nhưng phần lớn là dân kinh doanh bất động sản mua và xin chuyển đổi thành đất thổ cư để sinh lợi nhuận khủng.
Bên cạnh đó việc chuyển đất xen kẹt sang đất ở mặc dù đang được các địa phương hạn chế, nhưng theo luật là vẫn được phép. Người dân có nhu cầu phải chuyển bị hồ sơ nộp tại phòng Tài nguyên và Môi trường bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu);
+ Phương án sản xuất kinh doanh (nếu chuyển sang đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh);
+ Trường hợp xây nhà ở để bán phải thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản;
+ Bản sao giấy chứng nhận hoặc giấy tờ quyền sử dụng thửa đất (nếu có);
+ Bản sao hộ khẩu thường trú và chứng minh thư của người xin chuyển mục đích;
+ Văn bản cam kết (nêu ở phần trên).
Nếu đủ điều kiện, phòng Tài nguyên và Môi trường lập tờ trình để Chủ tịch UBND quận, huyện ra quyết định cho phép chuyển mục đích và cấp giấy chứng nhận (các công vụ trên thực hiện trong thời gian 30 ngày, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian bổ sung, giải trình hồ sơ).