Trên thực tế có rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra bắt nguồn từ rượu, bia, do say xỉn không làm chủ được tay lái, không xử lý được tình huống, đã đẩy những người tham gia giao thông khác và bản thân vào nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề cho gia đình nạn nhân và xã hội.
Để ngăn ngừa thảm hoạ tai nạn giao thông do rượu, bia đòi hỏi cộng đồng và người tham gia giao thông phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tác hại của chất kích thích, về ý thức tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông. Khi tham gia giao thông, mỗi người cần phải tự ý thức không sử dụng rượu bia, tránh gây những hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội, thực hiện khẩu hiệu "đã uống rượu bia - không lái xe" để giúp mọi người tham gia giao thông an toàn.
Luật Phòng chống tác hại của rượu bia đã điều chỉnh hủy Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ, theo đó pháp luật hiện cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong cơ thể có nồng độ cồn.
- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô (được quy định tại Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (được quy định tại Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
- Đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng (được quy định tại Điều 7, Nghị định 100/20-19/NĐ-CP)
Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng;
Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng;
Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Ngoài ra người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.
- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác (được quy định tại Điều 8, Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Đây là lần đầu tiên, Chính phủ quy định mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm về nồng độ cồn, cụ thể:
Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.