Thời gian gần đây, dân Hà Nội đang rộ lên phong trào đạp xe vào buổi sáng hoặc dịp cuối tuần, với nhiều hội, nhóm được thành lập. Điểm đạp xe thường là quanh phố cổ, khu vực ngoại thành Hà Nội, các công viên lớn, hoặc quanh Hồ Tây...
Với dân chuyên đạp xe thể thao, 1 vòng Hồ Tây chẳng nhằm nhò gì, nhưng với nhiều người, đạp 1 vòng hơn 23km là thử thách không nhỏ, nhất là khi vào mùa hè nóng nực. Làm thế nào để vừa thong dong đạp xe ngắm cảnh, vừa không bị quá mệt?
Đó là lí do nhiều người "ao ước" biến chiếc xe đạp bình thường của mình thành xe đạp điện mà vẫn đảm bảo các yếu tố như một chiếc xe đạp: Vừa tập thể dục, đạp nhẹ nhàng, khi mệt có thể chuyển sang chế độ dùng điện hỗ trợ.
Theo tìm hiểu của PV, trên thị trường Việt Nam hiện đang có nhiều siêu thị, cửa hàng bày bán xe đạp trợ lực điện nguyên chiếc (đã lắp sẵn phần điện), tiện lợi cho người sử dụng, trong đó có những mẫu xe hiện đại, thời trang được sản xuất tại Việt Nam của Wiibike - doanh nghiệp đầu tiên sản xuất dòng xe đạp trợ lực điện, sử dụng pin Lithium tại Việt Nam.
Ngoài ra có nhiều mẫu xe trợ lực điện nhập khẩu, như của Panasonic, Yamaha... Tuy nhiên, nhiều người vẫn muốn tận dụng chiếc xe đạp cũ yêu thích của mình nên đã tìm mua các thiết bị, mày mò cách "độ" chiếc xe đạp bình thường thành xe đạp trợ lực điện.
Anh Trần Nhật Nam - sinh năm 1977, một chuyên gia tài chính - ngân hàng, đồng thời cũng là người đam mê xe đạp trợ lực điện cho biết: "Ngoài độ xe cho mình, bạn bè cũng thường nhờ tôi "độ" xe giúp. Trên thực tế, "độ" xe đạp thường thành xe đạp trợ lực điện không khó.
Nếu như bạn đang sở hữu một chiếc xe đạp đua, roadbike, xe đạp leo núi, xe đạp gấp…, bạn hoàn toàn có thể tự chế tạo một chiếc xe đạp điện trợ lực cho mình để chạy vèo vèo trên đường mà vẫn đảm bảo an toàn, nhỏ gọn".
Bộ thiết bị tự chế xe đạp thường thành xe đạp điện bánh sau hiện có bán tại các cửa hàng xe đạp, xe đạp trợ lực điện, phù hợp lắp cho mọi loại xe đạp.
Anh Nam cho biết, với xe đạp điện "tự chế" kiểu này, tốc độ chạy điện có thể đạt 25 - 30km/giờ, quãng đường đi được khoảng 40km mới phải sạc điện. Còn nếu vừa guồng chân đạp xe, vừa xài chế độ điện thì đương nhiên vài ngày bạn mới phải sạc pin.
[wiibike] Chuyên gia Wiibike hướng dẫn cài đặt bộ trợ lực e-wii kit cho tất cả các loại xe đạp.
Theo anh Phạm Việt Nam, cán bộ kỹ thuật Cửa hàng xe đạp trợ lực điện tại 36 phố Yên Lãng (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, để biến chiếc xe đạp thông thường của bạn thành chiếc xe đạp điện trợ lực tiện lợi, cần chuẩn bị bộ thiết bị như sau: 1 pin Lithium dành riêng cho xe đạp điện. Bạn nên chọn pin Lithium thay vì ắc quy vì ắc quy khá nặng, lại không được bền bỉ, không thân thiện với môi trường.
Một đồng hồ điều khiển, trên đồng hồ này sẽ gồm cả còi, đèn pha chiếu sáng trên xe đạp điện, kiểm soát vận tốc, năng lượng trong xe đạp điện.
Động cơ dành riêng cho xe đạp điện trợ lực (bạn vẫn có thể giữ được hệ thống líp tầng nguyên bản của xe đạp nếu lắp động cơ cho bánh sau). Nếu bạn có nhu cầu dùng xe đạp điện thông thường, với tốc độ tối đa 25 km/giờ, thì chỉ cần động cơ với công suất khoảng 250W, còn nếu cần tốc độ và sức mạnh cao hơn thì cần có một động cơ mạnh mẽ hơn.
Tay ga dùng để điều chỉnh tốc độ trên xe đạp điện; bộ điều tốc; hộp/túi đựng pin chống thấm nước, dây điện, kìm, tuốc nơ vít…
"Tổng chi phí cho bộ thiết bị để "độ" xe đạp trợ lực điện dao động từ 5 - 6 triệu đồng, tuỳ mức độ xịn xò. Như vậy bạn không cần phải thanh lý chiếc xe đạp cũ, chỉ cần chịu khó mày mò một chút là bạn đã sở hữu một chiếc xe đạp trợ lực điện tiện dụng" - anh Nam nói.
Việc "độ" xe đạp thường thành xe trợ lực điện có 5 bước cơ bản.
Bước 1: Chúng ta tháo bánh xe trước, gắn động cơ Wiibike vào bánh xe.
Bước 2: Lắp bánh xe đã được gắn động cơ vào rồi siết chặt ốc. Trường hợp khó thao tác khi gắn nan hoa, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của những người thợ sửa xe, hoặc trực tiếp đến cửa hàng xe đạp trợ lực điện 36 Yên Lãng (Hà Nội). Cửa hàng hiện có bán bộ kít hoàn chỉnh nên đơn giản hơn nhiều so với mua các thiết bị rời.
Bước 3: Nối bộ phận bo điều khiển với bình ắc quy/động cơ của xe. Khi nối, chú ý nối các đầu dây theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 4: Lắp bộ phận tay ga với nguồn điện.
Bước 5: Đi dây, kết nối các giác điện.
Sau khi đã hoàn thành đấu nối động cơ và điều khiển cho chiếc xe đạp điện, về cơ bản chúng ta đã nâng cấp thành công cho chiếc xe. Bạn nên sắm túi đựng pin chống thấm nước để bảo vệ pin, kéo dài tuổi thọ.