Không ít bậc phụ huynh vẫn cho rằng, đứa trẻ ngoan là phải học giỏi, đạt điểm số cao, biết nghe lời, trong khi những sở thích cá nhân, sự bày tỏ quan điểm riêng của trẻ lại không được lắng nghe, quan tâm đúng mức.
Chuyên gia thói quen Nguyễn Thành An cho rằng, đây là cách giáo dục chưa hoàn toàn hiệu quả. Điều này có thể tạo nên những đứa trẻ ngoan theo cách mà cha mẹ muốn nhưng chúng sẽ khó có thể thành công trong tương lai vì thiếu đi cá tính, bản lĩnh.
Nếu sự áp đặt kéo dài có thể biến trẻ trở nên thụ động, không dám bày tỏ quan điểm, thiếu sự nỗ lực, tự tin và không dám thể hiện mình, nguy hại hơn là gặp vấn đề về tâm lý. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có những điểm mạnh, điểm yếu, cha mẹ cần phải có sự thấu hiểu, khuyến khích, biết lắng nghe và tôn trọng sự phát triển của trẻ.
Chuyên gia Nguyễn Thành An đã thực hiện hàng trăm ca tư vấn cho Cha mẹ mong muốn tư vấn định hướng nghề nghiệp cho con, giải pháp cho những trẻ đặc biệt…
"Rất nhiều cha mẹ tìm đến tôi thể hiện sự bất lực vì con bỗng nhiên "nổi loạn", con bướng bỉnh, không nghe lời. Tuy nhiên, khi tôi đặt câu hỏi, điểm mạnh, điểm yếu của con là gì? Con thích gì, con bày tỏ mong muốn gì? Thì nhiều cha mẹ lại không trả lời được hoặc cho rằng những mong muốn sở thích đó của con là viển vông, mất thời gian và không giúp ích gì để con đạt điểm tốt trên lớp. Chính sự không đồng cảm, áp đặt, định kiến đó đã khiến trẻ không chia sẻ với bạn, dần chúng mất kết nối với bạn và chúng cảm thấy ngột ngạt muốn phản kháng, nổi loạn", chuyên gia Nguyễn Thành An khẳng định.
Chuyên gia này cho rằng, để con thay đổi đầu tiên cha mẹ phải là người thay đổi. "Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng lại cực kỳ quan trọng. Một người mẹ nếu nóng nảy, bảo thủ thì khó có thể kiên trì dạy con. Tương tự một người cha ưa bạo lực, gia trưởng luôn áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác thì cũng rất khó để lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Trẻ con sẽ quan sát cách người lớn hành xử và qua đó học theo, nên bạn muốn điều chỉnh chúng, trước phải tự "hoàn chỉnh mình" những nhược điểm của chính mình thì mới có thể giáo dục, nuôi dạy được một đứa trẻ tốt", chuyên gia Thành An nói.
Chuyên gia Nguyễn Thành An đã thực hiện hàng trăm ca tư vấn cho Cha mẹ mong muốn tư vấn định hướng nghề nghiệp cho con, giải pháp cho những trẻ đặc biệt…
Tuy nhiên, có một thực tế là rất ít cha mẹ tự nhìn nhận vấn đề của mình để thay đổi. "Khi tìm đến tôi để nhờ tư vấn, thường các cha mẹ luôn luôn đặt vấn đề: "con bướng bỉnh", "con không chịu nghe lời" "tại sao con sướng như thế mà không biết hưởng"?. Khi được tôi phân tích, nhiều cha mẹ mới bắt đầu "ồ, à", "thì ra là thế", tiến hành thay đổi vấn đề gốc rễ thực sự từ chính bản thân mình. Rất bất ngờ là chỉ sau một thời gian ngắn, mối quan hệ của trẻ và cha mẹ đã có sự thay đổi tích cực", ông An chia sẻ.
Ngoài ra, theo chuyên gia Nguyễn Thành An, cha mẹ cần phải hiểu trẻ, cho trẻ trải nghiệm nhiều môi trường, phát huy điểm mạnh, bù đắp những khiếm khuyết cho con. Bởi mỗi đứa trẻ sinh ra là một cá thể, không ai giống ai.
Có trẻ có điểm mạnh về văn học, toán, lý hóa... nhưng cũng có trẻ có năng khiếu nghệ thuật, thể thao... Tôn trọng sự khác biệt, khuyến khích con phát huy sở trường chính là cách để tạo nên sự thành công trong tương lai cho trẻ.
Để tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc, thành công, theo chuyên gia thói quen Nguyễn Thành An thì ngoài việc chú trọng trang bị kiến thức, cha mẹ cũng cần phải quan tâm, giáo dục con về các kỹ năng sống, biết thích nghi với hoàn cảnh, có sự tự tin, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
"Nhiều bậc cha mẹ luôn lấy thước đo "học giỏi", "điểm số cao" để đánh giá sự thành công của con cái. Tuy nhiên, sau nay khi ra ngoài xã hội, những đứa trẻ "ngoan theo cách của cha mẹ" ấy lại chưa chắc đã thành công, hạnh phúc.
Ngoài kiến thức trên lớp, bài học trong sách giáo khoa, cần cho trẻ va chạm với xã hội, có các kỹ năng cần thiết. Chúng ta đừng quá nặng nề việc trẻ hôm nay học được bao nhiêu chữ, làm được nhiêu bài toán mà cần phải xem con đã có sự tự tin chưa, con có vui vẻ, có hạnh phúc hay không, con đã cố gắng để tốt hơn hay chưa?", chuyên gia Nguyễn Thành An đúc kết.
Theo ông An, tôn trọng sự khác biệt, khuyến khích con phát huy sở trường chính là cách để tạo nên sự thành công trong tương lai cho trẻ
Cuối cùng theo ông An, các bậc phụ huynh cần bỏ ngay việc so sánh trẻ với những đứa trẻ khác, cần dành sự tán dương ủng hộ trước mỗi việc con hoàn thành hoặc làm tốt. Điều này tạo sự khích lệ rất lớn, giúp trẻ tự tin. Suy nghĩ của trẻ thường dựa vào những lời nhận xét của người khác. Nếu một đứa trẻ cảm thấy mình được người khác thừa nhận thì trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, có động lực, tự tin hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu trẻ hay phải nghe những lời khiển trách, bắt bẻ, trách móc thậm chí là mỉa mai, chỉ một lỗi sai nho nhỏ cũng bị người lớn không ngừng phê bình, trẻ sẽ cảm thấy bản thân rất thất bại, chẳng làm được gì cả.
"Khi trẻ gặp phải thất bại hoặc làm sai đừng vội phủ định, càng không được tức giận đánh mắng trẻ, cách làm này sẽ khiến trẻ tổn thương rất nhiều, để lại vết thương lòng rất lớn. Điều quan trọng hơn là trẻ sẽ tự ti, có thể không dám thể hiện cá tính của mình", ông An nói.
Tóm lại, việc giáo dục và nuôi dạy trẻ là một quá trình mà cha mẹ cần luôn luôn đồng hành, lắng nghe và thấu hiểu. Một đứa trẻ có hạnh phúc, thành công hay không có ảnh hưởng rất lớn từ cách giáo dục của người lớn.
"Bí mật nằm ở chỗ Cha mẹ thực sự thấu hiểu được con, hiểu tính cách của con, điều con muốn và quan tâm". "Thấu hiểu điều đó Chúng tôi cung cấp Công cụ giúp cha mẹ nhận định, đánh giá đúng về trẻ, từ đó mới đưa ra giải pháp tư vấn cho cha mẹ những cách tiếp cận hiệu quả với con".
Mong muốn của tôi là nụ cười của con trẻ và ánh mặt hạnh phúc của mẹ cha.