Thời hiện đại, nhiều nghi lễ và phong tục truyền thống văn hóa bản địa Hawaii vẫn diễn ra khắp quần đảo là bang thứ 50 của nước Mỹ này. (Ảnh: marriott.com)
Hawaii là quần đảo ở vùng bắc Thái Bình Dương, gia nhập liên bang năm 1959 và trở thành bang thứ 50 cũng là bang có tỷ lệ cư dân gốc Á cao nhất nước Mỹ.
Du khách tới Hawaii hiện nay vẫn có thể thấy các hình ảnh chạm khắc trên đá về tục lệ tôn vinh các bộ phận "nhạy cảm" của con người tại một số địa điểm. Trong hình là dấu tích về "piko ma’i" tại nơi được coi là một khu rừng thiêng. (Ảnh: ryukyulife)
Trong khi văn hóa bản địa Hawaii chỉ còn là vết tích trong xã hội Hawaii hiện đại, thì nhiều nghi lễ và phong tục truyền thống vẫn diễn ra khắp quần đảo. Một số thậm chí còn tác động trên toàn nước Mỹ như sự phổ biến của Luau (tiệc kiểu Hawaii) và vũ điệu Hula.
Một bữa tiệc Luau dưới ánh hoàng hôn tại Hilton Waikoloa village. (Ảnh: Hilton Waikoloa village)
Người Hawaii thời đó rất quý trọng cơ thể mình và quan niệm rằng các bộ phận sinh dục - tiếng Hawaii gọi là "piko ma’i" (mà thời hiện đại thường được cho là "nhạy cảm") - không có gì đáng xấu hổ hay phải che đậy. Họ coi "piko ma’i" là những bộ phận quan trọng và là tài sản quý giá nhất trên cơ thể con người.
Vì thế các thế hệ người Hawaii thời trước thường công khai ca tụng nguồn sức mạnh tinh thần mà "piko ma’i" đem lại, thông qua những bài hát và điệu nhảy được gọi là Mana.
Các nữ vũ công xinh đẹp trình diễn một vũ điệu truyền thống Hawaii. (Ảnh: hawaii.edu)
Trong văn hóa Hawaii bản địa, thuật ngữ thiêng liêng Mana được biết đến như năng lượng tinh thần của quyền lực và sức mạnh có thể tồn tại trong cả con người và các đồ vật.
Người Hawaii quan niệm rằng không phải sự giàu có đem lại ảnh hưởng và quyền lực, mà có Mana mới có tất cả.
Theo truyền thống Hawaii, có hai cách giúp con người thu nạp nguồn năng lượng này là qua sinh nở và... chiến tranh. Cụ thể là thông qua việc thờ Thần chiến tranh Ku hoặc Thần Lono - vị thần của hòa bình và sinh sản, cung cấp năng lượng thông qua các mối quan hệ tình dục.
Người Hawaii rất quý trọng cơ thể mình và tin rằng có Mana là sẽ có cả tầm ảnh hưởng và quyền lực. (Ảnh: hawaii.edu)
Vì thế không có gì ngạc nhiên khi phụ nữ Hawaii thời đó thường để ngực trần, trẻ nhỏ không mặc quần áo, các bé trai chỉ mặc Malo (loại khố đàn ông) khi vào sống trong Hale Mua (nhà nam giới) từ lúc khoảng 4-6 tuổi.
Trong lịch sử, Hale Mua là cơ sở giáo dục đầu tiên mà con trai Hawaii theo học. Thời nay Hale Mua là nơi đàn ông Hawaii cùng nhau xác định và lên kế hoạch cho các hoạt động họ muốn tham gia.
Nghi thức thờ cúng Thần Lono được tái hiện tại Waimanalo, Hawaii. (Ảnh: Wikipedia)
Nhìn chung theo văn hóa bản địa Hawaii, tới tuổi trưởng thành các "piko ma’i" mới được người Hawaii che phủ bằng quần áo, váy áo… với ý nghĩa tôn trọng và bảo vệ các cơ quan sinh ra thế hệ tương lai.
Phụ nữ và các cô gái Hawaii ngày nay mặc váy Tapa để bảo vệ cơ thể tránh nắng nóng hoặc thời tiết lạnh. (Ảnh: luaus.org)
Phụ nữ Hawaii thời nay mặc váy áo xem ra chủ yếu cũng là để bảo vệ có thể, chứ không hẳn là theo quan niệm chung cần che giấu những bộ phận "nhạy cảm".