Tại WWDC 2021 cách đây vài ngày, Apple đã nói rõ rằng họ đang tăng gấp đôi cam kết về quyền riêng tư với các bản cập nhật phần mềm trong tương lai, chẳng hạn như một loạt các cải tiến liên quan đến quyền riêng tư sẽ có trên iOS 15 vào cuối năm nay.
Trong số những thứ khác, những thay đổi sắp tới sẽ khiến các nhà tiếp thị khó theo dõi người dùng hon. Điển hình là gần đây Apple đã tung ra Tính năng theo dõi minh bạch ứng dụng (ATT), cho phép người dùng iPhone yêu cầu các ứng dụng như Facebook ngừng theo dõi những việc họ làm trên web bên ngoài Facebook.
Nhưng tạm gác lại chuyện cũ, mới đây một báo cáo từ Blissmark công bố một số ứng dụng di động đặc biệt nghiêm trọng khi nói đến mức độ đáng sợ của chúng, và dường như chúng ít quan tâm đến quyền riêng tư. Báo cáo này nêu rõ, nếu quan tâm đến quyền riêng tư một cách tuyệt đối thì bạn có thể không nên cài đặt các ứng dụng này trên thiết bị di động của mình theo danh sách dưới đây:
1. mSpy
Blissmark cho rằng, mSpy là một ứng dụng rình rập dành cho các bậc cha mẹ, mang đến cơ hội theo dõi hoạt động trực tuyến của con họ… Ứng dụng này cũng giám sát tin nhắn văn bản iPhone, cuộc gọi điện thoại, vị trí GPS và hoạt động trên các ứng dụng phổ biến khác như WhatsApp và Snapchat.
2. UC Browser
UC Browser hiện thuộc sở hữu của Alibaba (Trung Quốc), đây là một trong những trình duyệt trên di động có lượng người sử dụng khá đông đảo. Ứng dụng này đã từng có thời điểm vượt mặt Google Chrome tại một số thị trường như Ấn Độ, Việt Nam…
Theo Android Police, UC Browser bị nghi ngờ có chứa phần mềm quảng cáo độc hại, hiển thị các nội dung sai sự thật và chuyển hướng người dùng đến các trang web nguy hiểm.
Các nhà nghiên cứu tại Citizen Lab (Canada) cũng cảnh báo nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân khi sử dụng UC Browser. Cụ thể, ứng dụng sẽ thường xuyên theo dõi các truy vấn tìm kiếm của người dùng, đồng thời thu thập dữ liệu bao gồm IMEI, Android ID và địa chỉ MAC của WiFi và dữ liệu vị trí.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên ứng dụng UC Browser bị nghi ngờ có liên quan đến việc đánh cắp dữ liệu, trước đó các cơ quan chức năng cũng cảnh báo công ty này về việc chuyển dữ liệu của người dùng về máy chủ tại Trung Quốc. Thay vì sử dụng UC Browser, người dùng nên cài đặt Chrome, Firefox hoặc DuckDuckGo.
3. DU Battery Saver & Fast Charge
DU Battery Saver & Fast Charge có hơn 7,6 triệu lượt đánh giá năm sao trên Google Play. Theo thông tin từ nhà sản xuất, ứng dụng sẽ giúp điện thoại sạc nhanh hơn, đồng thời kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm.
Nhiều nhà phát triển thường tích hợp thêm các add-on độc hại bên ngoài như DU Battery Boost, DU Boost Charge, DU Speed Charge… lên ứng dụng để tăng thu nhập.
Theo trang công nghệ WonderHowTo, những add-on độc hại này sẽ hiển thị quảng cáo ngay trên màn hình khóa khi thiết bị đang được cắm sạc, khi người dùng lỡ tay nhấn vào, nó sẽ tải hoặc cài đặt thêm các ứng dụng không cần thiết.
Để gỡ bỏ các phần mềm độc hại từ DU, bạn hãy vào Settings (cài đặt) - Apps (ứng dụng), tìm đến các ứng dụng trên và chọn Uninstall để gỡ bỏ. Tất nhiên, người dùng cũng nên gỡ bỏ hoàn toàn các phần mềm DU Battery Boost, DU Boost Charge, DU Speed Charge... ra khỏi điện thoại.
Nếu thực sự quan tâm đến chỉ số pin trên điện thoại, bạn nên sử dụng phần mềm GSM Battery Monitor.
4. Clean Master
Ứng dụng này đã có 600 triệu người dùng và 26 triệu bài đánh giá 5 sao trước khi bị xóa khỏi Google Play vào năm 2019.
Clean Master được phát triển bởi Cheetah Mobile, như đã đề cập trước đó, công ty này nổi tiếng với việc gian lận và hiển thị quảng cáo tràn lan. Bên cạnh đó, ứng dụng cũng không giúp tăng tốc điện thoại như lời giới thiệu.
5. Facebook
Không cần phải giải thích quá nhiều ở đây, với những tội lỗi về quyền riêng tư của gã khổng lồ mạng xã hội đã được ghi nhận rõ ràng suốt thời gian qua, cộng với những cú hit phốt tiếp tục đến với Facebook, công ty này gần đây còn buộc người dùng WhatsApp phải áp dụng chính sách quyền riêng tư cho phép công ty thu thập thêm dữ liệu từ ứng dụng trò chuyện.
Facebook cũng bị mang tai tiếng các tác động về quyền riêng tư liên quan đến một vụ vi phạm dữ liệu từ vài năm trước, mà gần đây tình trạng tương tự lại nổi lên theo cách tồi tệ nhất có thể. Facebook cũng được cho là đang phát triển một chiếc đồng hồ có thể theo dõi nhịp tim của người dùng, ngoài việc theo dõi các hoạt động thể dục. Liệu đó có phải là một thiết bị cũng sẽ ngầm theo dõi dữ liệu sức khỏe nhạy cảm, và bạn có thực sự tin tưởng vào Facebook?
6. Facebook Messenger
Nhân tiện việc xóa Facebook vì những lo ngại về quyền riêng tư thì bạn cũng nên xóa các ứng dụng do Facebook sở hữu, chẳng hạn như Facebook Messenger.