Thời xa xưa, Biện Hòa ở nước Sở tình cờ tìm thấy một viên đá ngọc vô cùng quý hiếm ở trên núi, dâng lên vua Sở. Nhưng thật đáng tiếc rằng hai đời vua Sở (Sở Lệ Vương và Sở Võ Vương) đều không nhận ra 'quốc bảo' này mà cho đó chỉ là hòn đá thường, tức giận đem chặt cả hai chân của Biện Hòa. Mãi cho đến đời vua Sở thứ ba là Sở Văn Vương, Biện Hòa khi đó đã già yếu, lại một lần nữa liều mình dâng đá ngọc, tới lúc đó đá ngọc mới được trân trọng, và được đặt tên là 'Hòa thị bích Ngọc' họ Hòa. Tuy nhiên sau đó, trải qua rất nhiều biến cố, Hòa thị bích đã bị lưu lạc trong chiến tranh và tới nay vẫn chưa tìm được tung tích.
Qua câu chuyện này có thể thấy, con đường khám phá bảo vật luôn đi kèm với những thăng trầm khác nhau. Nếu không có "Bá Lạc", thì báu vật dù có nằm ngoài đường cũng sẽ bị bỏ qua, bị coi như rác rưởi. Chỉ khi nằm trong tay những chuyên gia thực sự, các bảo vật mới được nhận ra và phát huy được giá trị đích thực của nó mà không bị vùi lấp trong cát bụi.
Câu chuyện của bảo vật quốc gia dưới đây cũng tương tự như Hòa thị bích, bị bỏ hoang ven đường gần 30 ngày không ai để ý, thật may mắn một chuyên gia đi ngang qua và đã phát hiện ra bảo vật dưới hình hài "vải rác". Nếu không, nó có khả năng bị chôn xuống đất một lần nữa. Khi đó, điều mà đất nước hàng ngàn năm lịch sử Trung Quốc mất đi không chỉ là một quốc bảo, đằng sau đó còn là giá trị văn hóa lịch sử.
Trở lại năm 2001, Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, nơi đây đang trong quá trình phát triển và đô thị hóa nhanh chóng. Nhiều vùng ngoại ô được trùng tu xây dựng lại, trong đó có huyện Tô Pha. Đội xây dựng khi đó đang tiến hành phá dỡ và xây dựng, công nhân bận rộn nhưng không ai để ý rằng có một chiếc đai kim loại nhìn khá đặc biệt trong đống đất do máy xúc đào ra. Tuy nhiên do nằm lẫn trong đẫn và rác thải nên nó không có sức hút nào đáng kể.
Ngoài ra, do bị chôn vùi dưới đất lâu ngày, lớp ngoài cùng của chiếc đai lâu ngày bị lớp gỉ và tạp chất bao bọc, nếu không nhìn kỹ, không ai nhìn thấy ánh kim lấp lánh trên chiếc đai kim loại. Công nhân công trường ngày nào cũng qua lại đám đất ven đường nhưng không ai để mắt, lúc này vẫn không biết mình đã bỏ sót bảo vật gì.
Một tháng sau, khu vực Thành Đô mưa nhiều ngày, lớp đất bám xung quanh chiếc đai bị mưa cuốn trôi, bảo vật dần dần lộ ra mặt đất. Vì di chỉ Kim Sa nổi tiếng khi đó gần ngay công trường, nên các nhân viên thuộc đội khảo cổ thường hay đi ngang qua đó. Một ngày nọ, một chuyên gia tình cờ nhìn thấy chiếc đai kim loại, dựa vào kinh nghiệm nhiều năm đi tìm hiểu các di tích, cổ vật văn hóa, ông chắc chắn rằng chiếc đai này là một cổ vật và mang về nơi làm việc.
Sau đó, cùng với một số chuyên gia khác, ông đã lần lượt loại bỏ gỉ đồng và tạp chất bám trên chiếc đai. Tất cả mọi người có mặt đều không ngờ rằng toàn bộ chiếc đai lại được làm hoàn toàn từ vàng . Sau khi được lau chùi sạch sẽ, chiếc đai trở nên chói lọi và sáng lấp lánh. Sau khi nhìn thấy "khuôn mặt" thật của chiếc đai, họ càng kết luận rằng vật này là một món đồ cổ quý giá và chứa đựng giá trị lịch sử quan trọng.
Cuối cùng, sau khi nhiều chuyên gia lần lượt thẩm định, họ đều thống nhất rằng cổ vật này có từ ba nghìn năm trước. Vào thời điểm đó, Trung Quốc cổ đại vẫn đang trong thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ, và nhìn chung chỉ có giới quý tộc thượng lưu mới được sử dụng các đồ vật bằng vàng. Kết hợp với nơi phát hiện ra bảo vật, mọi người đều suy đoán rằng chiếc đai vàng là vật dụng của vua Thục thời xưa, được đặt tên là "kim quán đới", thuộc vào hàng bảo vật cấp quốc gia.
Sau đó, các nhà khảo cổ quay trở lại địa điểm xây dựng, tiếp tục khai quật và khảo sát khu vực này với hy vọng tìm thấy thêm những di vật cổ về vua Thục. Nhưng kết quả không như ý, họ chẳng tìm được gì thêm ở công trường ngoại trừ chiếc đai vàng này. Có lẽ, chiếc đai vàng này từng thuộc về di chỉ Kim Sa, nhưng khu di chỉ này đã từng bị giới đạo mộ sờ tới, rất có thể chúng đã vô tình đánh rơi chiếc đai này trong quá trình di chuyển kho báu ra bên ngoài. Chiếc đai đã chôn vùi dưới lòng đất theo thời gian.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng tìm thấy hình trang trí của cá, chim và mũi tên trên chiếc đai vàng này, nó giống với hình trang trí của các di tích văn hóa được khai quật tại địa điểm Sanxingdui. Từ đó suy ra rằng có một mối quan hệ nhất định nào đó giữa di chỉ Sanxingdui và di chỉ Kim Sa, và Sanxingdui có khả năng thuộc về vua Thục thời cổ đại. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ cần nghiên cứu để xác minh thêm về điều này.
Ngày nay, chiếc đai vàng đã trở thành bảo vật trưng bày trong bảo tàng thị trấn thuộc khu Kim Sa. Trong phần giới thiệu có viết rõ rằng chiếc đai vàng và những hoa văn khắc trên đó là biểu tượng quyền lực của vua Thục xưa.
Cho đến năm 2021, địa điểm Sanxingdui một lần nữa được khai quật, và nhiều di tích văn hóa, bao gồm cả mặt nạ vàng, lần lượt được tìm ra. Mọi người tin rằng sau hoạt động khảo cổ này, các chuyên gia sẽ hiểu rõ hơn về di chỉ Sanxingdui, và có thể phát hiện ra mối quan hệ giữa Sanxingdui và di chỉ Kim Sa, khôi phục lại một phần sự thật lịch sử cho các thế hệ sau.