Ai Cập lọt vào Top 5 danh sách 21 điểm khách du lịch nên đến trong năm 2021, theo CNN Travel. (Ảnh: dailynewsegypt)
Nổi lên trong số những bộ lạc phát triển đó là các bộ lạc Halayeb với khoảng hơn 20.500 người, sinh sống tại vùng Tam giác Halayeb. Hầu hết họ được kết nối với nhau bằng các liên kết bộ lạc.
Suốt hàng trăm năm qua các bộ lạc Halayeb vẫn gìn giữ những phong tục, tập quán và đặc trưng văn hóa truyền thống. Qua đó họ vừa tạo dựng bản sắc đặc biệt của riêng mình, vừa góp phần gia tăng sự đa dạng và phong phú cho nền văn hóa chung của đất nước Kim tự tháp.
Vùng Tam giác Halayeb là một khu vực miền núi cằn cỗi, gần biên giới Ai Cập - Sudan ở phía nam và Biển Đỏ ở phía đông.
Cư dân các bộ lạc Halayeb sống chủ yếu dựa vào làm nông nghiệp và săn bắn. Nhưng họ nổi tiếng nhất với kỹ năng dẫn các đoàn chở hàng giao thương (thời trước là lạc đà, nay là xe chủ yếu phục vụ du lịch) đi xuyên qua vùng sa mạc khô cằn ở miền Nam Ai Cập.
"Hầu hết cư dân các bộ lạc nơi đây đều là những người bảo thủ nghiêm ngặt. Bởi chúng tôi có nền văn hóa riêng, mà trong hầu hết trường hợp chúng đều khác biệt so với những sắc tộc khác của Ai Câp" - ông Nasser al-Bashari, thủ lĩnh Basharia là một trong các bộ lạc Halayeb - chia sẻ.
Một trong những truyền thống quan trọng nhất của các bộ lạc Halayeb là nghi thức hôn nhân. Theo đó khi tới tuổi lấy vợ, các chàng trai cần ưu tiên chọn trong số những cô gái có họ hàng với nhà mình trước. Nếu vào lúc đó không có cô gái nào trong độ tuổi kết hôn, thì chàng trai mới được phép tìm vợ ngoài họ tộc.
Đàn ông các bộ lạc Halayeb nhảy và hát trong một lễ hội truyền thống tại Shalateen - thị trấn lớn nhất vùng Tam giác Halayeb. (Ảnh: aswatmasriya)
Cư dân các bộ lạc Halayeb từ bao đời nay vẫn giữ quan niệm coi hôn nhân là sự kết hợp giữa hai gia đình hoặc hai bộ tộc, hơn là coi trọng tình cảm giữa chàng trai với cô gái. Vì thế đối với các chàng trai, nhan sắc của người vợ tương lai không quan trọng bằng địa vị gia đình hay của bộ tộc bên nhà gái.
Thời nay nhiều cặp đôi vẫn thích tổ chức hôn lễ theo kiểu Pharaoh (các vị Vua thời Ai Cập Cổ đại). (Ảnh: menafn)
Theo truyền thống của các bộ lạc Halayeb, chú rể tương lai nếu kết hôn ngoài dòng tộc thì sẽ chỉ lần đầu tiên được biết mặt cô dâu trong đêm hôn, hoặc cũng có vài trường hợp được ưu tiên nhìn thấy vợ tương lai một lần trước hôn lễ.
Còn nếu không phải là họ hàng thì các chàng trai chỉ có thể thấy thoáng qua vóc dáng của các cô gái Halayeb khi họ đi trên đường, nhưng kín mít trong áo choàng rộng thùng thình và khăn trùm đầu.
Chú rể phải lo làm nhà mới và mua quà tặng cho cha mẹ cô dâu - thường là lạc đà, với số lượng tùy thuộc vào địa vị và gia thế của nhà cô gái trong bộ lạc. (Ảnh: en.wikipedia.org)
Chi tiết hôn lễ được sắp xếp giữa cha mẹ đôi bên. Đám cưới sau đó được tổ chức trong vài ngày với các màn ca hát, nhảy múa thâu đêm. Chú rể sẽ lần đầu tiên được thấy mặt cô dâu sau khi bước vào lều mới dành cho đêm tân hôn, nơi cô dâu đã được đón về.
Rất nhanh sau đám cưới, cô dâu phải quay về ở nhà cha mẹ đẻ. Tới khi có thai cô lại phải về nhà cha mẹ đẻ lần nữa để chờ sinh con.
Chú rể của các bộ lạc Halayeb chỉ lần đầu tiên được thấy mặt cô dâu sau khi bước vào lều tân hôn. (Ảnh minh họa: identity-mag)
Phong tục này vẫn được các bộ lạc Halayeb thực hành cho tới nay, với quan niệm "đó không chỉ là truyền thống hôn nhân, mà còn thể hiện nét đặc biệt trong những vẻ đẹp của đất nước và con người Ai Cập" - ông Ali Doura - một nhà nghiên cứu văn hóa miền Nam Ai Cập - phân tích.