Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là một chính khách nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, ông từng là tổng thống của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại đại lục và sau này là người đứng đầu chính quyền tại Đài Loan từ sau năm 1949.
Giữ mối quan hệ chặt chẽ với những người giàu có nhất Trung Quốc (như gia tộc họ Khổng, họ Tống), Tưởng Giới Thạch cũng có sở thích thượng lưu - sưu tầm đồ cổ và được mệnh danh là một tay chơi khét tiếng trong lĩnh vực này.
Bây giờ, hãy cùng ngắm nhìn 10 món đồ cổ được cho là đẹp và giá trị nhất từng được Tưởng Giới Thạch nắm giữ lúc sinh thời.
Ngoài phần thân được chế tác tinh xảo từ ngọc, đế của chiếc chén ngọc còn được làm từ gỗ giáng hương (gỗ tử đàn) vô cùng quý hiếm.
Đây không chỉ là một chiếc hộp đựng ngọc bình thường, nó được thiết kế để có thể xoay và khi gộp lại tạo thành một chiếc hộp hình vuông.
Đây là bức khắc gỗ từ thời Càn Long, bên trên còn có thơ và ấn của vị vua nhà Thanh.
Chiếc mũ này quả thực là độc nhất vô nhị bởi nó là chiếc mũ mà hoàng đế Càn Long từng đội khi thiết triều. Trên đỉnh mũ có trang trí 15 viên trân châu màu hồng.
Bức thư pháp này không phải là bản gốc của Vương Hy Chi, mà là một bản sao thời Đường. Tuy nhiên, đây cũng được coi là một món đồ cổ vô cùng giá trị.
Chiếc bình này có hình dáng vô cùng đặc biệt và bắt mắt, là kiểu đồ kim loại được tráng men và tô màu nổi tiếng của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng nó có từ thời nhà Thanh.
Đây không phải bản gốc do Trương Trạch Đoan vẽ thời Tống, mà là một bản sao chép. Bản gốc của nó nằm ở Bảo tàng Cố Cung tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, nó lại là bản sao chép vô giá. Vua Ung Chính đã ra lệnh vẽ lại từ bản gốc và phải đến thời Càn Long mới được hoàn thành.
Miếng ngọc bích được chạm hình chim nhạn đang vươn sải cánh bay xa. Đường nét chế tác của cổ vật này là vô cùng tinh xảo.
Cặp rồng bằng ngọc này được chế tác từ thời Chiến quốc.
Tương truyền miếng ngọc này là của hồi môn của Cẩn Phi – một vị phi tần của hoàng đế Quang Tự. Sau này nó được một vị đại thần tặng cho Từ Hi Thái hậu.
Nhiều trong số những món đồ trên hiện đang được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Cung điện Đài Bắc. Chỉ lướt qua thôi công chúng cũng phải xuýt xoa vì vẻ đẹp và độ quý giá của chúng, cũng cho thấy trình độ sưu tầm đồ cổ thuộc tầm cỡ khét tiếng của Tưởng Giới Thạch.