Kể từ báo cáo đầu tiên về dịch Coid-19 xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, sau đó đại dịch này đã lây lan sang ít nhất hơn 200 quốc gia khác tính tới thời điểm hiện tại, và làn sóng lây nhiễm chưa có dấu hiệu dừng lại.
Bên cạnh đó, một số quốc gia đã bắt đầu ứng phó với virus, họ đã dựa vào lĩnh vực công nghệ mạnh mẽ của mình và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu và công nghệ để theo dõi, và chống lại đại dịch, trong khi các nhà lãnh đạo công nghệ nhanh chân tăng tốc đưa công ty của mình vào các sáng kiến chăm sóc sức khỏe.
Do đó, các công ty khởi nghiệp công nghệ tích cực tham gia với các bác sĩ lâm sàng, học giả và các tổ chức chính phủ trên toàn thế giới để kích hoạt công nghệ, khi virus tiếp tục lây lan sang nhiều quốc gia khác. Dưới đây là 9 cách mà trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu và công nghệ đang được sử dụng để quản lý và chống lại Covid-19.
Chúng ta theo dõi virus càng nhanh, càng kỹ thì cơ hội chúng ta chống lại nó sẽ cao hơn. Bằng cách phân tích các báo cáo tin tức, nền tảng truyền thông xã hội và tài liệu của chính phủ, AI có thể học cách phát hiện cũng như dự đoán các đợt bùng phát dịch Covid-19. Theo dõi nguy cơ bệnh truyền nhiễm bằng cách sử dụng AI chính là dịch vụ mà công ty khởi nghiệp BlueDot của Canada cung cấp. Trên thực tế, AI của BlueDot đã cảnh báo về mối đe dọa này vài ngày, trước khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh hoặc Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra cảnh báo công khai của họ.
Công ty trí tuệ nhân tạo Infervision đã đưa ra giải pháp AI giúp nhân viên y tế tuyến đầu phát hiện và theo dõi bệnh Covid-19 một cách hiệu quả. Điều này cực kỳ quan trọng vì các khoa chẩn đoán hình ảnh trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe đang bị quá tải, do khối lượng công việc gia tăng từ đại dịch tạo ra. Giải pháp này cải thiện tốc độ chẩn đoán CT. Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba cũng đã xây dựng một hệ thống chẩn đoán dựa trên AI mà họ tuyên bố là chẩn đoán virus chính xác đến 96% trong vài giây.
Không chỉ các hoạt động lâm sàng của hệ thống chăm sóc sức khỏe đang bị quá tải do đại dịch, mà còn cả các bộ phận kinh doanh và hành chính cũng chịu chung số phận khi đối phó với sự gia tăng của bệnh nhân Covid-19. Vì thể, nền tảng công nghệ blockchain đã được gọi tên. Điển hình là một nền tảng blockchain do Ant Financial cung cấp có thể giúp tăng tốc độ xử lý dữ liệu bệnh nhân Covid-19.
Một trong những cách an toàn và nhanh nhất để vận chuyển vật tư y tế đến nơi cần đến khi dịch bệnh bùng phát là giao hàng bằng máy bay không người lái. Tại Trung Quốc, công ty Terra Drone đã sử dụng các thiết bị bay không người lái của mình để vận chuyển các mẫu y tế và vật liệu kiểm dịch với rủi ro tối thiểu đến các trung tâm kiểm soát dịch bệnh của quận Xinchang và Bệnh viện Nhân dân Xinchang. Máy bay không người lái cũng được sử dụng để tuần tra không gian công cộng, theo dõi việc không tuân thủ các nhiệm vụ kiểm dịch và có thể chụp ảnh nhiệt.
Robot không nhạy cảm với virus, vì vậy chúng đã và đang được triển khai để hoàn thành nhiều nhiệm vụ như làm sạch, khử trùng và phân phối thực phẩm và thuốc để giảm lượng tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Robot UVD của Blue Ocean Robotics sử dụng tia cực tím để tự động tiêu diệt vi khuẩn và virus. Tại Trung Quốc, hãng Pudu Technology đã triển khai các robot của mình để sử dụng trong ngành cung cấp thực phẩm cho hơn 40 bệnh viện trên khắp đất nước.
Bộ phận DeepMind của Google đã sử dụng các thuật toán AI mới nhất có khả năng tính toán vượt trội để hiểu các protein cấu tạo nên virus, và công bố các phát hiện để giúp những người khác phát triển các phương pháp điều trị kịp thời. Còn công ty BenevolentAI sử dụng hệ thống AI để tạo ra các loại thuốc có thể chống lại những căn bệnh khó khăn nhất trên thế giới, và hiện đang giúp hỗ trợ các nỗ lực điều trị Covid-19.
Thậm chí, nhiều chuyên gia y tế đồng tình cho rằng AI sẽ trở thành một phần thiết yếu trong quá trình phát hiện và ngăn chặn biến thể, cũng như tăng tốc phát triển vaccine và các mũi tăng cường chống các biến thể đó.
Tháng 2 năm nay, một nhóm nghiên cứu tại Trường Kỹ thuật Viterbi thuộc Đại học Southern California công bố đã phát triển thành công một mô hình AI có khả năng ngăn chặn các biến thể mới xuất hiện của SARS-CoV-2 và góp phần tăng tốc phát triển vaccine.
Theo Đài ABC (Mỹ), sử dụng AI, nhóm nghiên cứu đã phát triển được một phương pháp có thể đẩy nhanh tốc độ phân tích hiệu quả của các vaccine ngừa COVID-19, sau đó thu hẹp dần để tìm ra những liệu pháp phòng ngừa có tiềm năng tối ưu hơn cả.
Theo ông Paul Bogdan - phó giám sư tại Trường Kỹ thuật Viterbi, một trong các tác giả nghiên cứu, phương pháp này dễ dàng được tùy chỉnh để phân tích những biến thể tiềm ẩn của virus, từ đó nhanh chóng tìm ra đâu là các loại vaccine tốt nhất. Điều này sẽ giúp con người "đi nhanh hơn" so với tốc độ tiến hóa của mầm bệnh, theo ông Bogdan.
Cho đến nay, vấn đề lớn nhất cũng là khó giải quyết nhất với các mô hình machine learning là có quá ít những bộ dữ liệu lớn, đa dạng để đào tạo cũng như đánh giá hệ thống AI. Và đặc biệt, rất nhiều trong số dữ liệu đó, dù đang có nhưng lại được bảo mật vì lý do pháp luật hay thương mại.
Google từng ra mắt ứng dụng sử dụng AI phân tích các bệnh về da, nhưng cũng từ chối công khai các nguồn dữ liệu để đào tạo hệ thống. Một người phát ngôn của Google nói một số dữ liệu của họ được cấp phép lại từ các bên thứ ba hoặc do người dùng tặng, và công ty này không thể công khai nguồn dữ liệu theo các điều khoản thỏa thuận của họ.
Các công ty như công ty khởi nghiệp Sonovia của Israel hy vọng sẽ trang bị cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe và các hệ thống khác bằng khẩu trang được làm từ vải chống vi khuẩn, mầm bệnh dựa trên các hạt nano oxit kim loại.
Mặc dù việc sử dụng công nghệ và AI thăm dò cộng đồng đã và đang gây tranh cãi, nhưng không thể chối bỏ khả năng của hệ thống giám sát tinh vi của Trung Quốc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, và phần mềm phát hiện nhiệt độ từ SenseTime để xác định những người có thể bị sốt và có nhiều khả năng nhiễm virus. Sức mạnh công nghệ tương tự "mũ bảo hiểm thông minh" được các quan chức tỉnh Tứ Xuyên sử dụng để xác định những người bị sốt.
Thậm chí, Chính phủ Trung Quốc cũng đã phát triển một hệ thống giám sát sử dụng Big Data để xác định và đánh giá nguy cơ của mỗi cá nhân dựa trên lịch sử du lịch của họ, thời gian họ đã ở các điểm nóng virus, và khả năng tiếp xúc với những người mang virus.
Các công nghệ điện toán đám mây và siêu máy tính của một số công ty công nghệ lớn như Tencent, DiDi và Huawei đang được các nhà nghiên cứu sử dụng để theo dõi nhanh sự phát triển của thuốc chữa bệnh hoặc vaccine Covid-19. Tốc độ mà các hệ thống này có thể chạy tính toán và đưa ra giải pháp mô hình nhanh hơn nhiều so với công nghệ xử lý trên máy tính tiêu chuẩn.
Nói tóm lại, trong một đại dịch toàn cầu như Covid-19, công nghệ, trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu đã trở nên quan trọng để giúp xã hội đối phó hiệu quả với sự bùng phát của các làn sóng đại dịch Covid-19.