Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), trong 7 tháng đầu năm nay, lĩnh vực vận tải hành khách bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 hơn năm trước. Vận tải hành khách đường bộ giảm tới gần 90%, tính riêng từ khi TP.HCM, TP.Hà Nội và các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, vận tải hành khách sụt giảm gần như 100% do không có khách.
Hiện nay, để duy trì các hoạt động kinh doanh vận tải, các doanh nghiệp đã phải cắt giảm mọi chi phí, đồng thời chuyển hướng kinh doanh sang vận tải hàng hoá để lấy dòng tiền mặt duy trì hoạt động doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chuyển sang vận tải hàng hoá cũng chỉ là tính thế tạm thời đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, bởi trong bối cách các địa phương thực hiện giãn cách thì chi phí cho mỗi chuyến xe chở hàng tăng lên gấp nhiều lần.
Các doanh nghiệp cho rằng, nặng nề nhất là do các địa phương không thống nhất được phương án phòng chống dịch mỗi địa phương áp theo 1 cách làm khách nhau dẫn tới chi phí test nhanh Covid-19 và Xét nghiệm PCR tốn kém.
Theo Đại diện Công ty CP Vận tải Hoàng Hà (kinh doanh xe khách, du lịch, hợp đồng, taxi, xe buýt…) cho rằng, hiện nay, doanh nghiệp đãng tạm dừng hoạt động các phương tiện nhưng vẫn phải "gồng gánh" chi trả nhiều loại chi phí.
Vị này dẫn chứng, xe không chạy doanh nghiệp vẫn phải đóng phí bảo trì đường bộ (được giảm 30% tới hết năm); vẫn trả phí đăng kiểm định kỳ mỗi năm 2 lần; vẫn phải trả phí để duy trì kết nối hệ thống giám sát hành trình; lãi vay ngân hàng được giảm 2-3% nhưng vẫn phải chịu mức từ 7-8%/năm và luôn đối mặt nguy cơ bị chuyển thành nợ khó đòi, nợ xấu...
Về chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đa số doanh nghiệp chưa "chạm" tới. Với gói miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, kể cả đề xuất giảm thuế thu nhập DN (Bộ Tài chính đang xây dựng), doanh nghiệp không hoạt động, thua lỗ nặng không phải nộp thuế, nên miễn giảm không mấy tác dụng.
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Trịnh Thị Mai, chủ Doanh nghiệp vận tải Thanh Phong cho biết: "Chúng tôi có hơn 20 đầu xe chạy vận tải hành khách tuyến cố định Nam Định - Hà Nội. Từ năm 2020, đến nay, lượng hành khách đi xe sụt giảm nghiêm trọng khiến doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn cô vùng "tiễn thoãi lưỡng nãn".
"Đặc biệt, kể từ khi Hà Nội giãn cách chúng tôi đã dừng hoạt động 100 đầu xe khách, nhưng vận phải chịu các chi phí phát sinh từ lãi suất ngân hàng, phí đường bộ, phí đăng kiểm xe... Tạm thời chúng tôi tận dụng anh em lái xe để chuyển sang vận tải hàng hoá, nhưng cũng gặp khó khăn đủ đường", bà Mai cho hay.
Theo bà Mai, hiện nay để thực hiện thành công chuyến xe chở hàng, chúng tôi cũng chẳng có lãi vì phát nhiều chi phí, từ test nhanh Covid-19, có địa phương thì yêu cầu xét nghiệm PCR, thậm chí còn phải cách ly tài xế khiến khó khăn càng trở nên khó khăn. Nếu doanh nghiệp được tự chủ việc test covid-19 thì cũng sẽ giảm được một chút chi phí.
Trong khi đó, ông Nguyễn Duy Minh, Tổng thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) mong muốn Chính phủ cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong việc phòng chống dịch Covid-19. Hiện nay, ngành vận tải muốn hoạt động, thì lái xe phải có xét nghiệm âm tính của Bộ Y tế.
"Thế nhưng, trên thực tế, các địa điểm xét nghiệm hiện nay đang quá tải, không đảm bảo giãn các, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Như vậy, quy định này chỉ khiến dịch bệnh càng thêm phức tạp, thay vì chống dịch Covid-19", ông Minh bày tỏ.
Ông Minh kiến nghị Bộ Y tế bán các test xét nghiệm cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp tự chủ xét nghiệm cho người lao động. Bản thân các doanh nghiệp rất lo cho người lao động, nên Chính phủ, Bộ Y tế bán cho doanh nghiệp các bộ xét nghiệm để họ tự kiểm tra sức khỏe của người lao động, nếu làm sai, các doanh nghiệp sẵn sàng chịu trách nhiệm và bị truy tố.