Đây là một câu hỏi thường được đặt ra bởi công chúng. Cộng đồng khoa học đã phải mất rất nhiều nỗ lực để thuyết phục những người nghi ngờ rằng, không có quy trình chế tạo, kiểm định nào bị cắt giảm và cũng không có phép đo an toàn nào bị bỏ qua cả. Việc phát triển vắc-xin chống Covid-19 được tăng tốc nhanh là do nhờ vào sự hợp tác xuất sắc giữa các viện hàn lâm, các công ty dược phẩm, công nghệ sinh học và các tổ chức chính phủ bắt tay cùng nhau, vì tất cả nhận thấy đây là vấn đề cấp bách.
Thậm chí, công nghệ cũng đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc chế tạo vắc xin ở giai đoạn hiện tại, và thành thật mà nói, mặc dù cách chế tạo vắc xin dựa trên RNA đã xuất hiện từ năm 1989, nhưng giờ đây kỹ thuật này đã được lĩnh vực khoa học công nghệ hỗ trợ để có một bước đi nhanh chóng, hiệu quả, an toàn hơn. Đây là mấu chốt mà nhiều người nghi ngờ về tính hiệu quả thực sự của vắc xin Covid-19 phải thực sự hiểu rõ.
Gần đây, một phần nhỏ dư luận đã vẽ lên bức tranh về việc chế tạo vaccine như một sự liều lĩnh, mang lại tác dụng rủi ro và cuối cùng dẫn đến những quan điểm sai lầm về vắc xin, chống đối và cả không chịu tiêm vắc xin, dù các vắc xin này đã được thử nghiệm cho ra kết quả đánh giá lâm sàng hiệu quả, và sau đó mới được phê duyệt đi vào tiêm chủng thực tế.
Nói chung, việc sản xuất vắc xin chỉ bắt đầu sau khi các ứng cử viên vaccine qua các các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III được sự chấp thuận của cơ quan chức năng như FDA hoặc EMA.
Thậm chí, các nghiên cứu lâm sàng đã tạo ra kết quả thuận lợi và cả vắc xin dựa trên RNA và adenovirus đã được chấp thuận ở nhiều quốc gia. Việc tiêm chủng đang diễn ra hàng loạt trên khắp thế giới đã khẳng định thêm rằng, vắc-xin Covid-19 là an toàn, và người ta đặt nhiều hy vọng vào hiệu quả của chúng cho phép chúng ta sớm trở lại một cuộc sống bình thường.
Hiện tại, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu vượt 200,8 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,28 triệu người không qua khỏi (tính tới ngày 7/8/2021), và nền kinh tế toàn cầu thì bị sa sút nặng nề. Tuy nhiên, những tháng gần đây, lại có các tin tức đáng báo động về các biến thể SARS-CoV-2 mới xuất hiện được cho là có tốc độ lây truyền nhanh hơn, và khả năng gây bệnh cao hơn.
Khoa học và công nghệ đã đóng những vai trò quan trọng ở tất cả các cấp độ của y học chuyển dịch liên quan đến đại dịch Covid-19. Hiện tại, các khám phá khoa học và phát triển công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chẩn đoán đại dịch bao gồm công nghệ PCR nhanh, xét nghiệm kháng thể và giải trình tự thế hệ tiếp theo, các phương pháp để hiểu nguồn gốc của SARS-CoV-2.
Việc phát triển vắc-xin chủ yếu dựa vào công nghệ, từ dữ liệu trình tự ban đầu về hệ gen SARS-CoV-2 và công nghệ sinh học, các phương pháp tiếp cận tính toán và mô hình cấu trúc để xác định các mục tiêu kháng nguyên thích hợp. Các phương pháp liên quan đến sản xuất kháng nguyên dưới dạng protein tái tổ hợp, peptit, vectơ virut hoặc axit nucleic đại diện cho các mấu chốt quan trọng để đối đầu với các biển thể covid-19, đặc biệt là biến thể Delta đang oanh tạc khủng khiếp hiện nay.
Thậm chí, hiện vắc xin đã được tiêm bắp, nhưng ở các giai đoạn kế tiếp, nhờ sự hỗ trợ của khoa học và công nghệ, tương lai chúng ta có thể có các con đường thay thế như phân phối qua đường mũi, hay chỉ đơn thuần thông qua việc áp dụng các công thức phun nhưng cực kỳ hiệu quả.
Cụ thể, các trang tin quốc tế gần đây đưa tin, một số vắc-xin Covid-19 hiện không chỉ an toàn mà còn cho hiệu quả đến hơn 90% trong việc ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Giờ đây, không ít công ty còn nỗ lực tạo ra các loại vắc-xin Covid-19 thế hệ mới còn tốt hơn thế.
Ông Scot Roberts, giám đốc khoa học của Công ty Công nghệ sinh học Altimmune (trụ sở ở bang Maryland - Mỹ) nhận định rằng, thực tế cho thấy vắc-xin thế hệ thứ hai thường được cải thiện hơn nhiều so với thế hệ đầu tiên.
Theo báo USA Today (Mỹ), các vắc-xin thế hệ mới sẽ có hiệu quả hơn đối với những biến thể của virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, một số công ty đang thử nghiệm loại vắc-xin không cần bảo quản lạnh, không đòi hỏi 2 mũi tiêm, có ít tác dụng phụ hơn hoặc không sử dụng kim tiêm, từ đó giúp chúng được phân phối dễ dàng hơn đến các khu vực nông thôn và những quốc gia đang phát triển.
Các công ty đang dẫn đầu cuộc đua vắc-xin Covid-19 hiện tìm hiểu xem liệu có nên tiêm thêm một liều nữa để đối phó tốt hơn các biến thể mới. Riêng Công ty Moderna, nhà sản xuất 1 trong 3 loại vắc-xin đang được phép sử dụng tại Mỹ, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tìm cách dự báo các biến thể mới có thể gây rắc rối và bào chế vắc-xin để đối phó chúng.
Bà Melissa J. Moore, Giám đốc khoa học của Moderna cho biết, một số vắc-xin của công ty không chỉ đối phó các biến thể của SARS-CoV-2 mà còn cả một số chủng virus cúm và các virus hô hấp khác.
Trong khi đó, Công ty Công nghệ sinh học CureVac (Đức) đang tập trung phát triển vắc-xin Covid-19 thế hệ 2 và hy vọng nó được tung ra thị trường chậm nhất là vào cuối năm nay. Bà Mariola Fotin-Mleczek, Giám đốc công nghệ của CureVac cho biết, so với phiên bản đầu, phiên bản mới này sẽ tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn dù sử dụng ít liều hơn và không bảo quản lạnh như các vắc-xin mRNA khác (các vắc-xin của Mỹ, Anh) nên dễ phân phối hơn. Theo bà Mariola Fotin-Mleczek, vắc-xin mới của công ty sẽ thu hút sự quan tâm của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Đáng chú ý, một số công ty như Altimmune còn tập trung phát triển loại vắc-xin Covid-19 dạng xịt mũi. Những người ủng hộ cho rằng, vắc-xin dạng xịt mũi là hợp lý bởi virus SARS-CoV-2 lây truyền qua đường hô hấp và dùng đường mũi có thể tạo ra phản ứng miễn dịch rộng hơn so với tiêm bắp. Ngoài ra, ông Scot Roberts, giám đốc điều hành Công ty Altimmune diễn giải, vắc-xin đường mũi có thể giúp tránh được các tác dụng phụ có nguy cơ xảy ra khi tiêm vào cánh tay như sốt, đau nhức cơ.