Các chuyên gia quân sự đã tổng hợp thông tin về máy bay chiến đấu Su-75 Checkmate mới nhất của Nga, vừa được giới thiệu tại Triển lãm Hàng không vũ trụ quốc tế MAKS 2021 tổ chức tại Moskva. Ảnh: ANTĐ
Họ đã phát hiện ra rằng chiếc chiến đấu cơ này có một số điểm khác biệt quan trọng so với các máy bay chiến đấu lắp ráp trong nước khác (thậm chí không tính đến việc nó có một động cơ thay vì hai động cơ như truyền thống). Ảnh: ANTĐ
Đầu tiên và quan trọng nhất, Su-75 Checkmate là chiến đấu cơ gần như lần đầu tiên kể từ thời trước chiến tranh không được tích hợp pháo hàng không, sự thiếu sót này theo đánh giá sẽ gây ra ảnh hưởng không hề nhỏ. Ảnh: ANTĐ
Nhà thiết kế chính của máy bay - ông Mikhail Strelets, đã đề cập đến các thùng chứa pháo treo ngoài có thể được lắp đặt trong khoang vũ khí. Người đứng đầu Rostec - ông Sergei Chemezov cũng nói về khẩu pháo trong bối cảnh tổng trọng lượng vũ khí là 7.400 kg. Ảnh: ANTĐ
Điều này có thể được giải thích như sau: Pháo là vũ khí hữu hiệu của tác chiến cơ động tầm gần, đòi hỏi phi công phải có tay nghề cao, vì Checkmate chủ yếu dành cho xuất khẩu, nên tùy chọn này được coi là thừa. Ảnh: ANTĐ
Mặc dù vậy cần lưu ý rằng ngay cả tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ cũng vẫn mang pháo hàng không, bất chấp nó được tích hợp những loại tên lửa không chiến tầm gần tối tân nhất hiện nay với khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng. Ảnh: ANTĐ
Bên cạnh đó, với chức năng tàng hình ngày càng cao của tiêm kích, không phải lúc nào những trận chiến trên không tương lai cũng diễn ra ở tầm xa mà phi công phải điều khiển tiêm kích của mình áp sát đối phương để ra đòn quyết định. Ảnh: ANTĐ
Trong bối cảnh đó, sự hiện diện của pháo hàng không vẫn là rất cần thiết, hơn nữa vũ khí này còn phát huy tác dụng trước những mục tiêu có giá thành rẻ và cơ động kém, không nhất thiết phải sử dụng tên lửa đắt tiền. Ảnh: ANTĐ
Trước tình hình trên, đại diện ngành công nghiệp quốc phòng Nga giải thích, chúng ta không được quên rằng máy bay được quảng cáo là một nền tảng kiến trúc mở, có khả năng thay đổi theo ý muốn của một khách hàng cụ thể. Ảnh: ANTĐ
Đừng quên chiếc phi cơ trưng bày tại Triển lãm MAKS 2021 mới chỉ là mô hình không bay được, sẽ không ngạc nhiên nếu trên mẫu thử nghiệm với đầy đủ tính năng của Su-75 Checkmate, khẩu pháo liên thanh sẽ lại xuất hiện. Ảnh: ANTĐ
Ngoài ra trên Su-75 Checkmate, lần đầu tiên trong thực tế ngành sản xuất máy bay trong nước, Sukhoi đã trang bị cho sản phẩm của mình hệ thống hỗ trợ hậu cần tự động Matreshka. Ảnh: ANTĐ
Giới chuyên môn cho rằng hệ thống trên sẽ đánh giá tình trạng của máy bay chiến đấu trong thời gian thực, lập kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng trước, đặt hàng và giao phụ tùng thay thế. Ảnh: ANTĐ
Theo nhà sản xuất, điều này sẽ giảm đáng kể chi phí và tăng hiệu quả của dịch vụ sau bán hàng. Nhiệm vụ chính của Cheсkmate là cạnh tranh trên thị trường thế giới với các máy bay chiến đấu mới nhất của Trung Quốc và chi phí cho một giờ bay sẽ là một đối số quan trọng ở đây. Ảnh: ANTĐ
Báo chí Nga khẳng định: "Rõ ràng thiết bị tương tự Matreshka do Mỹ sản xuất chính là hệ thống hậu cần ALIS trang bị cho F-35 vẫn chưa thể khiến nó hoạt động bình thường. Chúng tôi hy vọng rằng mình sẽ làm tốt hơn". Ảnh: ANTĐ