Cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng là một đòn hủy diệt đối với quân đội Mỹ và triệt hạ khả năng của quân đội nước này ở Thái Bình Dương - toàn bộ 21 tàu của Hải quân đã bị hư hại hoặc bị phá hủy trong cuộc tấn công, với 3 thiết giáp hạm bị xoa sổ vĩnh viễn. Hầu hết đều có thể được sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại. Tuy nhiên, phần lớn cơ sở vật chất, kho bãi và cơ sở hạ tầng vẫn tồn tại.
Đô đốc Chester Nimitz sau đó cho rằng, nếu bị phá hủy, đưa hạm đội Mỹ sẽ phải mất hơn một năm mới có thể trở lại hoạt động và cuộc chiến sẽ kéo dài hơn 2 năm so với thời gian thực tế diễn ra. Các sĩ quan Nhật Bản từng muốn có một đợt tấn công thứ ba (và thậm chí còn kêu gọi một cuộc xâm lược) để phá hủy những phần còn của căn cứ.
Dưới đây là lý do lý do chủ quan và khách quan tại sao người Nhật quyết định không mở đượt tấn công thứ ba.
Đợt tấn công đầu tiên diễn ra vào sáng sớm, và bất chấp một vài cảnh báo rằng có điều gì đó không bình thường, quân Nhật đã hoàn toàn gây bất ngờ cho quân Mỹ. Máy bay ném bom bổ nhào tấn công các mục tiêu và máy bay chiến đấu khác đánh lạc hướng máy bay đang đậu. Đợt tấn công đầu tiên rất tàn khốc, nhắm vào các tàu vốn có giá trị cao trong bến cảng.
Trong đợt đầu tiên quân Nhật chỉ tổn thất 9 máy bay. Vào thời điểm đợt tấn công thứ hai ập đến, người Mỹ đã có được khả năng phòng thủ. Đợt thứ hai chịu tổn thất của phía Nhật đáng kể hơn đợt thứ nhất, với 20 máy bay bị bắn rơi và 74 chiếc khác bị hư hại. Một đợt tấn công thứ ba có thể sẽ tàn phá hệ thống phòng thủ của các tàu sân bay Nhật Bản.
Hàng không mẫu hạm Mỹ không ở Trân Châu Cảng
Mặc dù nhóm máy bay chiến đấu đầu tiên của Nhật Bản được trang bị để tiêu diệt các tàu lớn khi chúng đang thả neo, nhưng mục tiêu chính của đợt tấn công thứ hai là không kích các tàu sân bay Mỹ càng nhiều càng tốt. Nhưng các tàu sân bay của Hải quân Mỹ không có mặt ở Trân Châu Cảng vào sáng hôm đó.
Người Nhật biết rằng các tàu sân bay Mỹ không có mặt ở Trân Châu Cảng vào thời điểm đó, nhưng vẫn quyết định tiến hành cuộc tấn công. Họ tin rằng sẽ có ý nghĩa nếu tiêu diệt được cả 8 thiết giáp hạm, kể cả khi họ không biết 3 tàu sân bay đang hoạt động ở đâu. Nếu trên đường trở về Nhật Bản, họ gặp tàu USS Saratoga, Enterprise hoặc Lexington với các máy bay cạn kiệt, họ sẽ liều lĩnh tấn công bằng tàu sân bay và máy bay của mình.
Mặc dù các cuộc tấn công đều bắt đầu vào sáng sớm, các máy bay và phi hành đoàn đã phải làm việc vất vả để hạ cánh, tái trang bị, tiếp nhiên liệu và sửa chữa máy bay sau đợt một và đợt hai. Đợt tấn công thứ ba sẽ cần sự chuẩn bị và nỗ lực nhiều hơn. Sự quay vòng của phi đội cũng sẽ tốn nhiều thời gian.
Vào thời điểm các máy bay được trang bị lại vũ khí và sẵn sàng, nếu xuất kích để thực hiện đợt tấn công thứ ba, khi quay trở lại các tàu sân bay Nhật Bản, chúng sẽ phải hạ cánh vào ban đêm. Năm 1941, chỉ có Hải quân Hoàng gia Anh có khả năng hạ cánh máy bay vào ban đêm.
Đô đốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản Chūichi Nagumo bố trí hạm đội của mình ở phía bắc Trân Châu Cảng.
Tàu USS Enterprise đã gửi máy bay của mình tìm kiếm hạm đội của Nagumo ở phía nam Trân Châu Cảng - điều thật may mắn cho người Nhật, vì việc phải di chuyển quá nhiều hoặc nỗ lực thoát khỏi một cuộc truy đuổi sẽ khiến nó cạn kiệt nhiên liệu. Thời gian cần thiết để mở đợt tấn công thứ ba, bất kể mức độ tàn phá hay cần thiết như thế nào, đều có nghĩa là mạo hiểm đối với nguồn cung cấp nhiên liệu của hạm đội. Nếu hạm đội hành quân về nhà chậm một cách nguy hiểm, nó có thể sẽ phải từ bỏ một số con tàu - những con tàu rất cần thiết cho cuộc chiến mà họ mới bắt đầu.
Nagumo nghĩ rằng mình đã kết thúc
Các nhà sử học có thể dễ dàng đặt câu hỏi người Nhật đã nghĩ gì mà không tận dụng lợi thế của họ. Nhật Bản muốn tiết kiệm sức lực cho trận chiến tiếp theo sau khi đạt được mục tiêu, thay vì tiêu diệt hoàn toàn lực lượng đối phương. Mỹ sẽ quay lại trả thù họ trong những ngày tới, trên khắp chiến trường Thái Bình Dương.
Đô đốc Nagumo tin rằng Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã bị đánh bại và biết quân Nhật đang tiến công khắp khu vực Thái Bình Dương ngay trong ngày hôm đó, trong khi Nhật Bản sẽ còn rất cần người và máy bay. Ông đã không mạo hiểm những binh sĩ và máy bay đó trong một trận chiến mà ông đã thắng.