Các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện một ngôi mộ cổ hơn 2.000 tuổi ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Cổ mộ thời Tây Hán này có cấu trúc phức tạp và bên trong có khá nhiều nước. Do đó, các chuyên gia gặp nhiều khó khăn trong cuộc khai quật.
Để vào bên trong ngôi mộ cổ, nhóm chuyên gia dùng thiết bị hút sạch nước. Kế đến, các chuyên gia tiến hành sàng lọc bùn đất giúp mộ cổ thời nhà Tây Hán khô ráo.
Trong quá trình đó, các chuyên gia khảo cổ giật mình phát hiện có thứ động đậy trong bùn đất. Sau khi nhìn kỹ, họ nhận ra đó là một con rùa có kích thước lớn bò ra.
Theo nhận định của các chuyên gia, đây là một "cụ" rùa đã sống rất lâu trong ngôi mộ. Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ phát hiện một động vật sống trong ngôi mộ cổ hơn 2.000 tuổi.
Với phát hiện đặc biệt này, các chuyên gia vừa bất ngờ vừa vui mừng. Người Trung Quốc thời xưa tin rằng, rùa tượng trưng cho may mắn, tuổi thọ. Chính vì vậy, nhiều người có sở thích nuôi rùa làm thú cưng. Do đó, sau khi qua đời, nhiều người được tùy táng cùng với một số thú cưng yêu thích, bao gồm loài rùa.
Từ đây, một số người tò mò liệu có phải con rùa trong mộ cổ được chôn cùng người chết từ hơn 2.000 năm trước. Trước câu hỏi này, giới chuyên gia cho rằng khả năng đó cực kỳ thấp.
Bởi lẽ, tuổi thọ của loài rùa không thể sống được hơn 2.000 năm. Theo đó, dù người xưa có chôn cất con rùa cùng với người quá cố thì nó cũng không thể sống đến ngày nay.
Trong quá trình khai quật ngôi mộ, các chuyên gia phát hiện nơi này từng bị mộ tặc xâm phạm. Chúng đã lấy đi một số cổ vậy quý giá.
Các chuyên gia cho rằng, một con rùa đã vô tình chui vào trong mộ cổ từ lúc những kẻ trộm đào bới. Nó sống trong mộ cổ bị ngập nước suốt nhiều năm trước khi được tìm thấy.