Dân Việt

Clip: Ông bố Sài Gòn khéo tay tái chế đồ cũ, trồng rau sạch tại nhà

Mộc 20/08/2021 06:26 GMT+7
Tận dụng trong nhà có các vỏ chai lọ bỏ đi, anh Nguyện "hô biến" thành các chậu độc đáo để trồng rau sạch, đảm bảo đủ rau ăn giữa mùa dịch.

Tái chế đồ cũ trồng rau sạch 

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công việc bị trì hoãn, anh Phan Văn Nguyện (sinh sống ở quận Bình Thạnh, TP. HCM) tận dụng thời gian rảnh rỗi để trồng rau sạch tại nhà. Anh bắt tay vào thu gom, tái chế các loại can, chai lọ nhựa , bao bì thành để trồng rau.

Anh Nguyện cho hay, Sài Gòn đang trong những ngày giãn cách, hạn chế đi ra đường anh đã nảy ra ý tưởng tái chế những vật liệu bỏ đi để trồng rau sạch. Điều này sẽ giúp bảo vệ môi trường và cảnh quan xung quanh, vừa cung cấp được nguồn rau sạch cho gia đình, tiết kiệm tiền, lại bớt đi chợ, hạn chế tiếp xúc trong mùa dịch.

Clip: Hướng dẫn cách tái chế rổ nhựa, bình nước 6 lít thành chậu trồng rau sạch- Nguồn video: NVCC

Sẵn trong nhà có các vỏ chai nước suối, chai dầu ăn, bao bì đựng phân bón, rổ nhựa đã được anh Nguyện "hô biến" để trồng rau sạchsạch. Dưới đáy chai sử dụng làm chậu trồng rau, anh Nguyện đục nhiều lỗ để tránh tình trạng cây bị úng nước.

Mỗi loại chai lọ, anh Nguyện dùng để trồng từng loại rau với số lượng khác nhau, đảm bảo cây phát triển được, có đủ dinh dưỡng, ánh sáng và độ ẩm cần thiết. 

Muôn cách tái chế - Ảnh 3.

Kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà

Anh Nguyện chia sẻ, trong mùa dịch giãn cách, nếu biết cách trồng rau thì luôn có đủ rau ăn cho gia đình, dù diện tích sống chật hẹp. 

Dưới đây là kinh nghiệm trồng rau trên các đồ tái chế của anh Nguyện: 

Trồng rau muống: Chỉ cần sử dụng lại gốc rau muống già bỏ đi, ngâm gốc rau vào nước 2 ngày. Sau đó, mang trồng ở chậu đất có sẵn đất từ phân trùn quế, sau khi trồng 1 tuần là có rau muống để sử dụng. Rau muống chỉ cần tưới nước, không đòi hỏi chăm sóc gì nhiều.

vườn rau tái chế mùa dịch - Ảnh 3.

Rổ nhựa, bình nước 6 lít được anh Nguyện tái chế trồng cải kale

Các loại rau thơm: húng quế, húng lủi, húng cây, rau răm,... phần ngọn (đọt) có thể mang đi ngâm nước chờ ra rễ rồi mang trồng, một thời gian ngắn lại có rau thơm để dùng.

Nếu không có hành lá thì có thể trồng tạm hành củ hoặc lấy gốc hành lá mang đi trồng. Tùy diện tích sân vườn, ban công, sân thượng bạn có, việc tận dụng chai lọ bỏ đi và các khoản đất trống là có thể trồng được rau ăn, không phải lo đi chợ hàng ngày. 

Muôn cách tái chế - Ảnh 4.

Các chai nước anh Nguyên làm thành các chậu treo trồng rau cải rất đẹp mắt.

Theo anh Nguyện, rau cần bón phân can xi bằng vỏ trứng và bã cafe trộn. Mỗi ngày anh Nguyện gom lại 1 ít, mười bữa nữa tháng anh lại đi làm phân bón cho cây. 

Ngoài ra, anh Nguyện cũng bón phân hữu cơ bằng các vỏ trái cây và các loại rau phần bỏ đi. "Nếu có điều kiện ủ phân thì càng tốt, nếu không ủ được thì mang chôn vào đất, nó tự phân hữu sẽ biến thành phân hữu cơ, rất tốt cho cây trồng", anh Nguyện chia sẻ. 

Dưới đây là 1 số hình ảnh vườn rau tươi tốt của anh Nguyện: 

Muôn cách tái chế - Ảnh 2.

Chú heo "ngộ nghĩnh" tái chế từ chai nhựa.

Muôn cách tái chế - Ảnh 3.

Cắt một phần can nhựa, đục dưới đáy một vài lỗ nhỏ để thoát nước để trồng rau.

vườn rau tái chế mùa dịch - Ảnh 9.

Rau lên xanh tốt, yên tâm cho bữa ăn mùa dịch.

vườn rau tái chế mùa dịch - Ảnh 10.

Các loại rau thơm: húng quế, húng lủi, húng cây, rau răm,...phần ngọn (đọt) có thể mang đi ngâm nước chờ ra rễ rồi mang trồng, một thời gian ngắn lại có rau thơm để dùng.

 ( Ảnh và video trong bài do NVCC)