Đây là chương trình mà Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng hộ lý Việt Nam với các nội dung nằm trong Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC) được 2 nước Việt Nam – Nhật Bản ký ngày 6/6/2017 và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/11/2017.
Đối tượng có thể tham gia chương trình thực tập sinh hộ lý khá đơn giản. Người lao động chỉ cần tốt nghiệp THPT trở lên và có trình độ tiếng Nhật đạt N4 trước khi xuất cảnh. Do đó sau khi đỗ đơn thực tập sinh hộ lý, công ty sẽ tổ chức đào tạo tiếng Nhật và chuyên môn khái quát cho người lao động
Mức lương của thực tập sinh hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản khá cao so với mặt bằng chung của thực tập sinh Nhật Bản. Mức lương giao động từ 34 - 40 triệu đồng/tháng. Sau 3 năm làm việc, một thực tập sinh hộ lý có thể tích lũy lên đến 1 tỷ đồng
Các thực tập sinh đang được đào tạo thực tế tại Nhật Bản
Hiện nay ở Việt Nam có khá ít các công ty phái cử có đủ điều kiện đưa thực tập sinh hộ lý sang Nhật Bản. AMASCO là một trong số ít các công ty uy tín có đủ điều kiện pháp lý được cấp giấy phép của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội. Hàng năm, AMASCO tuyển số lượng lớn thực tập sinh hộ lý sang Nhật Bản làm việc tại các viện hàng đầu Nhật Bản như Care21.
Chương trình điều dưỡng, hộ lý Nhật Bản EPA là kết quả của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản được ký kết từ năm 2012. Yêu cầu của chương trình EPA đối với ứng viên về chuyên môn đã được đào tạo tại Việt Nam.
Những người tham gia chương trình phải có tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (3 năm) hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (4 năm). Trước khi xuất cảnh, ứng viên cần đạt chứng chỉ tiếng Nhật N2.
Mức lương của hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản theo diện EPA được trả bằng mức lương của hộ lý viên bản địa.
Đặc biệt, nếu hộ lý viên thi đỗ chứng chỉ hộ lý quốc gia của Nhật Bản thì có thể xin gia hạn visa để ở lại làm việc lâu dài và có thể bảo lãnh vợ, chồng, con qua sống chung.
Nhiều du học sinh Việt Nam ở Nhật muốn làm việc trong ngành hộ lý có thể tự ứng tuyển Các du học sinh phải học tại các trường chuyên môn về hộ lý có chương trình học trên 2 năm (介護福祉士養成施設). Tiếng Nhật đạt trình độ N2 trở lên. Tuy nhiên chi phí để học trường tiếng, trường chuyên môn sẽ cao hơn so với 2 chương trình thực tập sinh và EPA do học phí và chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản khá đắt đỏ.
Hộ lý Nhật Bản là ngành có nhu cầu cao, nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai ở cả Việt Nam và Nhật Bản, mức lương hậu hĩnh. Các chương trình EPA do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì tổ chức mỗi năm một lần.
Các chương trình thực tập sinh kỹ năng hộ lý tuyển không giới hạn số lượng, do các công ty phái cử (công ty xuất khẩu lao động) Việt Nam được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp phép tuyển chọn, đào tạo và phái cử sang Nhật Bản.
Số lượng các công ty phái cử thực tập sinh Nhật Bản hợp pháp đủ điều kiện hiện nay rất ít do các yêu cầu khắt khe. Công ty Cổ phần Nhân lực và Dịch vụ Á Châu là một trong số ít các đơn vị có uy tín, có hàng trăm thực tập sinh hộ lý đang làm việc tại các bệnh viện và viện dưỡng lão lớn khắp Nhật Bản với công việc và thu nhập ổn định không bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid-19.
Thực tập sinh đang được người có chuyên môn giảng dạy