Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có phải " lời nguyền của xác ướp " đã khiến Bá tước George Herbert chết hay không.
"Lời nguyền 3.000 năm tuổi của Pharaoh được nhìn thấy trong bệnh tật của dòng họ Carnarvon" là tiêu đề bài báo trên trang nhất ấn bản "The Courier Journal" vào ngày 21/3/1923, một tờ báo được xuất bản ở Louisville, Kentucky.
Những tiêu đề tương tự đã xuất hiện ở các tờ báo trên khắp thế giới sau tin tức về bệnh tật và cái chết của Bá tước Carnarvon. Ông bị nhiễm trùng do cạo râu sau khi bị muỗi đốt. Các báo cáo cho rằng, vợ của ông, bà Almina Herbert, cũng bị bệnh, nhưng bà đã bình phục và sống đến năm 1969, qua đời ở tuổi 93.
Bất chấp tuổi thọ tới 93 tuổi của bà Almina, từ cái chết của chồng bà, một câu hỏi đã được đặt ra: Có bằng chứng nào ủng hộ quan niệm về lời nguyền của xác ướp Ai Cập không?
Carnarvon đã tài trợ cho việc tìm kiếm và khai quật lăng mộ của Tutankhamun. Khi Howard Carter tìm thấy ngôi mộ vào tháng 11/1922, ông đã trì hoãn việc khám phá bên trong cho đến khi Bá tước Herbert đến đây từ Anh. Sau khi Bá tước Carnarvon đến, họ đã mạo hiểm vào lăng mộ, nhìn thấy những đồ tạo tác tuyệt vời được chôn cùng với Tutankhamun. Không có văn bản nào của người Ai Cập cổ đại đề cập đến lời nguyền được tìm thấy trong lăng mộ.
Mặc dù khái niệm về "lời nguyền" nghe có vẻ nực cười, nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu điều này một cách nghiêm túc, một số bài báo đã viết về chủ đề này. Trong một nỗ lực để xác định xem liệu một mầm bệnh tồn tại lâu dài trong lăng mộ có thể gây ra "lời nguyền" về những cái chết hay không, các nhà khoa học đã sử dụng mô hình toán học để xác định xem một mầm bệnh có thể tồn tại trong một ngôi mộ trong bao lâu, theo các bài báo đăng trên tạp chí Proceedings vào năm 1996 và 1998 của Hiệp hội Hoàng gia Khoa học Sinh học.
Sylvain Gandon, một nhà nghiên cứu tại Đại học Pierre và Marie Curie ở Paris, viết trên tạp chí năm 1998: "Thật vậy, cái chết bí ẩn của ông Carnarvon sau khi vào lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun có thể được giải thích là do ông bị nhiễm một mầm bệnh có độc lực cao và tồn tại rất lâu trong lăng mộ".
Nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter (1873-1939) và một đồng nghiệp xem quan tài bằng vàng của Tutankhamun ở Ai Cập vào đầu những năm 1920. (Ảnh: Getty Images)
Tuy nhiên, nhiều công bố gần đây đã bác bỏ khả năng này. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã viết trong bài báo đăng trên tạp chí International Biodeterioration & Biodegradation vào năm 2013. Theo đó, kết quả phân tích các đốm nâu trên ngôi mộ của Tutankhamun cho thấy, "sinh vật tạo ra các đốm này không hoạt động".
Ngoài ra, Mark Nelson, giáo sư dịch tễ học và y tế dự phòng tại Đại học Monash ở Australia, đã công bố một nghiên cứu rằng, không tìm thấy bằng chứng cho thấy, những người vào trong lăng mộ chết ở độ tuổi trẻ bất thường. Nghiên cứu của ông đã kiểm tra hồ sơ của 25 người đã làm việc hoặc đi vào lăng mộ ngay sau khi nó được phát hiện. Trung bình những người vào trong lăng mộ sống tới 70 tuổi, tuổi thọ không đặc biệt thấp vào đầu thế kỷ 20. Nghiên cứu cho thấy, "không có bằng chứng nào chứng minh sự tồn tại của lời nguyền xác ướp", ông Nelson viết trong một bài viết được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh vào năm 2002.
Ý tưởng về việc xác ướp có liên quan đến một lời nguyền đã có trước khi phát hiện ra lăng mộ của Tutankhamun. Jasmine Day, một nhà Ai Cập học, cho biết: "Lời nguyền là một huyền thoại đã loang dần trong thời gian dài, kể từ giữa thế kỷ 19, và ngày càng phát triển với sự góp phần của các tác phẩm văn học viễn tưởng, phim kinh dị, phương tiện truyền thông và gần đây nhất là mạng Internet.
Nghiên cứu của tôi đã khám phá ra nhiều câu chuyện viễn tưởng bị lãng quên của Mỹ từ những năm 1860, trong đó, những nhà thám hiểm nam lột các lớp vải quấn xác ướp phụ nữ và đánh cắp đồ trang sức của họ, để rồi phải chịu cái chết khủng khiếp hoặc hậu quả kinh khủng cho những người xung quanh. Những câu chuyện này do phụ nữ viết, nhấn mạnh việc không quấn xác ướp như một phép ẩn dụ cho hành vi hãm hiếp. Ngược lại, sự so sánh gây sốc này dường như lên án việc phá hủy và đánh cắp di sản của Ai Cập trong thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa thực dân phương Tây".
Các học giả khác đều thống nhất ý kiến rằng, mối liên hệ giữa lời nguyền, ma thuật với xác ướp đã được phổ biến trước khi phát hiện ra lăng mộ của Tutankhamun. Ronald Fritze, giáo sư lịch sử tại Đại học bang Athens ở Alabama và là tác giả của cuốn sách "Egyptomania: A History of Fascination, Obsession and Fantasy, cho biết:" Ý tưởng rằng Ai Cập là một vùng đất bí ẩn đã trở lại với người Hy Lạp và La Mã. Theo thời gian, người Ai Cập cổ đại được nhìn nhận với đủ kiểu kiến thức siêu nhiên và ma thuật".