Khi mọi người nói về thời cổ đại, về cơ bản họ hình dung tới sự xuất hiện của những người không mặc hoặc mặc rất ít trang phục trên người đi thu hoạch mùa màng và tin vào những linh hồn ma quỷ hay những lời nguyền.
Nhưng đó là những định kiến sống trong tâm trí chúng ta. Cuộc sống của người Ai Cập cổ đại bận rộn đến mức ngay cả những người sống ngày nay cũng phải ngạc nhiên.
1. Cách đuổi ruồi "có một không hai"
Các pharaoh Ai Cập có cách đuổi ruồi khá độc đáo, đó là bôi mật ong lên cơ thể những người nô lệ đứng gần mình. Ruồi bị mật ong thu hút nên sẽ bâu đầy vào người nô lệ đó và không làm phiền các pharaoh.
2. Nam giới và phụ nữ Ai Cập đều thích trang điểm
Cả hai giới đều thích đánh những lớp trang điểm dày bởi họ tin rằng làm như vậy sẽ được thần linh bảo vệ. Những mỹ phẩm này được tạo ra bằng cách nghiền những loại quặng, thường có màu xanh (làm từ đồng) hoặc đen (làm từ chì).
Người Ai Cập tin rằng, lớp trang điểm có công dụng chữa lành vết thương hay phòng ngừa bệnh một cách kỳ diệu. Cụ thể, mỹ phẩm làm từ chì ở dọc bờ sông Nile giúp người dân thời đó phòng ngừa bệnh nhiễm trùng mắt.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng mục đích ban đầu của lớp trang điểm đó là để chống nắng.
3. Trẻ em không mặc quần áo
Trẻ em Ai Cập cổ đại không mặc quần áo cho tới khi chúng đến tuổi vị thành niên, khoảng 12 – 13 tuổi. Theo quan niệm của người Ai Cập cổ, trẻ em chẳng cần phải che đậy cơ thể. Và một lí do quan trọng nữa là vì thời tiết ở Ai cập quá nóng.
4. Tóc của pharaoh
Rất ít người từng nhìn thấy mái tóc thật của pharaoh. Chỉ có những người rất thân thiết trong gia đình mới được chiêm ngưỡng. Các pharaoh không bao giờ để lộ tóc thật trước công chúng. Các vị vua Ai cập luôn đeo mặt nạ cho tóc và những chiếc mặt nạ tóc đều được làm từ vàng ròng.
5. Mái tóc thể hiện địa vị
Vào thời Ai Cập cổ đại, nhìn vào kiểu tóc có thể biết được địa vị xã hội của mỗi người. Người giàu thường đội tóc giả trong khi những tầng lớp khác để tóc dài tự nhiên hoặc tết đuôi sam phía sau.
Những cậu bé Ai Cập dưới 12 tuổi thường cạo trọc đầu để chống nóng và tránh chấy rận.
6. Quan niệm của người Ai Cập cổ đại về trái đất
Người Ai Cập cổ đại tin rằng trái đất tròn và phẳng như một chiếc đĩa và sông Nile chảy qua tâm của trái đất.
7. Phụ nữ Ai Cập được hưởng nhiều quyền lợi, tự do
Xét về địa vị xã hội, phụ nữ Ai Cập được cho là có vị thế thấp hơn người đàn ông. Tuy nhiên, họ vẫn được thừa nhận quyền bình đẳng và được tôn trọng về mặt tài chính và pháp luật.
Họ được quyền mua bán tài sản, thậm chí là đứng tên trên những bản hợp đồng pháp lý, ly hôn và tái hôn. Mặc dù phụ nữ Ai Cập ít khi đi làm nhưng nếu đi làm, họ được trả lương ngang bằng với đàn ông.
8. Cách ướp xác
Trong quá trình ướp xác, não sẽ được lấy ra qua đường mũi. Các bộ phận khác sẽ được lấy ra khỏi cơ thể và bỏ vào lọ. Chỉ có duy nhất một bộ phận được để lại trong cơ thể là trái tim vì người Ai Cập cổ đại tin rằng trái tim chứa linh hồn.
9. Thân thế của nữ hoàng Cleopatra
Trên thực tế, nữ hoàng Cleopatra, vị pharaoh cuối cùng với sắc đẹp khuynh đảo cả thành Cairo không phải là người Ai Cập mà là người gốc Hy Lạp. Mặc dù sinh ra ở Alexandria nhưng nữ hoàng Cleopatra lại là thành viên trong gia tộc người Macedonia (Hy Lạp).
Bà là hậu duệ cuối cùng của triều đại Ptolemy I là một trong những "phụ tá" đáng tin cậy nhất của Alexander Đại đế.
10. Nô lệ không phải lực lượng xây dựng kim tự tháp
Trái với những suy đoán trước đây cho rằng nô lệ chính là lực lượng chủ chốt xây dựng kim tự tháp, các nhà khoa học, khảo cổ học đã tìm ra bằng chứng chứng minh kim tự tháp là do chính quyền thuê lao động và trả công tương xứng.
Nhà sử học người Hy Lạp Herodotus là người đầu tiên đưa ra quan điểm chính nô lệ là lực lượng xây dựng kim tự tháp. Tuy nhiên, hầu hết các nhà sử học hiện đại đều bác quan điểm đó.
11. Tưởng niệm mèo chết
Trong số các thú cưng, mèo là loài mà người Ai Cập sùng bái nhất. Khi một chú mèo chết, cả gia đình chủ nhân sẽ đưa tang như đưa tang người thân, đồng thời cạo lông mày để tưởng niệm tới linh hồn con vật.
12. Gối đá
Vật dụng không thể thiếu đối với giấc ngủ của người Ai Cập cổ đại chính là chiếc gối làm từ đá. Chiếc gối này khá cao và chắc chắn chả êm đềm gì.
Ngoài những điều trên, dưới đây là những sự thật hấp dẫn về người Ai Cập có thể bạn ngạc nhiên:
- Thời kỳ đồ đá mới của Ai Cập có từ năm 9000 trước Công nguyên. Các kim tự tháp đầu tiên được xây dựng khi những con voi ma mút vẫn còn lang thang trên trái đất. Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ vào thế kỷ thứ 7, ngay trước khi xuất hiện người Viking.
- Kỷ lục trị vì lâu nhất do Pepi II thiết lập và khó ai có thể lặp lại được. Một số nhà khoa học khẳng định ông đã trị vì 94 năm.
- Quyền lực được truyền từ cha sang con trai, nhưng nếu không có nam giới kế vị, phụ nữ sẽ trở thành người nắm quyền. Một trong những người phụ nữ đầu tiên lên ngôi là Hatshepsut. Cũng giống như những người cai trị nam giới, cô ấy phải đội vương miện, quyền trượng và để râu giả. Đó là lý do tại sao Hatshepsut thường được mô tả với một bộ râu.
- Các nhà khảo cổ đã tìm thấy thuyền, ngai vàng, đồ trang sức, nước hoa và mỹ phẩm bên trong các kim tự tháp trong nhiều cuộc khai quật khác nhau. Đó là lý do tại sao đồ uống và trái cây cũng được đặt trong lăng mộ cùng với vị vua đã chết.
- Người Ai Cập là một trong những người đầu tiên bắt đầu thuần hóa động vật. Họ thuần hóa một con lừa vào năm 4500 trước Công nguyên và một con ngỗng vào năm 3000 trước Công nguyên. Đồng thời, mèo cũng được người Ai Cập yêu thích và chúng bắt đầu sống chung với con người ở Síp vào năm 7500 trước Công nguyên và được mang đến từ Trung Đông.
- Họ không sắp xếp những lễ kỷ niệm lớn vào ngày cưới. Họ chỉ đơn giản là trao đổi quà tặng.
- Ở Ai Cập cổ đại, hợp đồng hôn nhân lần đầu tiên xuất hiện. Theo hợp đồng, người chồng có nghĩa vụ trả lại của hồi môn trong trường hợp ly hôn, miễn sao anh ta là người khởi xướng việc đó. Tuy nhiên, các bà vợ cũng được phép chủ động ly hôn.
- Theo các bộ phim Hollywood, người Ai Cập chỉ che cơ thể bằng những mảnh vải trắng nhưng các cuộc khai quật khảo cổ lại nói khác. Họ thường không nhuộm quần áo của mình, đó là lý do tại sao chúng vẫn giữ nguyên màu sắc tự nhiên và bao gồm cả màu trắng. Đàn ông thường mặc những bộ quần áo dài đến thắt lưng. Quần áo của phụ nữ bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc khăn choàng bằng vải lanh. Nó trông rất hầm hố và sẽ che đi tất cả các đường cong của cơ thể.
- Y học Ai Cập có thể dễ dàng cạnh tranh với nhiều bệnh viện ngày nay. Mỗi bác sĩ đều có chuyên môn và kiến thức sâu rộng về giải phẫu học. Các chuyên gia đã sản xuất nhãn cầu nhân tạo, ngón tay, răng và thậm chí cả tay chân. Họ cũng sẽ sử dụng gạc mật ong để buộc và khử trùng vết thương.
- Cảnh sát cũng là một phát minh của người Ai Cập. Họ được chính thức hóa trong thời kỳ Tân Vương quốc. Cảnh sát chủ yếu bao gồm các chiến binh và nhân viên nước ngoài. Cảnh sát sẽ đảm bảo trật tự trong thành phố, chống gian lận, truy tìm tội phạm, đảm bảo rằng những người bán hàng trong chợ không lừa dối khách hàng, và bảo vệ các cung điện cùng đoàn lữ hành. Họ được đi cùng với những con chó và khỉ phục vụ.
- Khi rảnh rỗi, người Ai Cập giải trí bằng các trò chơi trên bàn cờ. Trò chơi nổi tiếng nhất được gọi là Senet, tổ tiên ban đầu của những gì chúng ta biết ngày nay là cờ vua. Trò chơi xuất hiện trong thời kỳ tiền triều đại (khoảng năm 3500 trước Công nguyên).
- Các nhà khảo cổ học hiện đại không cần phải mở quan tài, mở bọc xác ướp và tháo rời từng mảnh.
Tất cả các nghiên cứu được thực hiện trên chụp cắt lớp. Nó có thể giúp tìm hiểu về tuổi, giới tính, vị trí xã hội của xác ướp, những bệnh mà người đó mắc phải trong suốt cuộc đời, chế độ dinh dưỡng của họ và nhiều thứ khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.