Dân Việt

Kỳ lạ vị hoàng hậu cả đời mặc đồ chắp vá, chỉ đón sinh nhật một lần duy nhất

San San 25/09/2021 07:30 GMT+7
Là một trong những nhân vật tôn quý nhất trong vương triều phong kiến, thế nhưng lại có một vị hoàng hậu cả đời chỉ mặc đồ vá, bữa ăn chỉ có một món, đón sinh nhật cũng duy nhất 1 lần.

Nhắc đến hoàng hậu, ấn tượng đầu tiên hiện lên trong đầu mọi người chính là người phụ nữ quyền lực, đầu đội mũ kim, áo lụa thướt tha, trang sức khắp mình, giống như những nhân vật thường thấy trong các bộ phim truyền hình.

Là một trong những nhân vật tôn quý nhất trong vương triều phong kiến, quả thật hầu hết các hoàng hậu đều như vậy. Thế nhưng lại có một vị hoàng hậu từng mặc đồ vá, ăn một món trong mỗi bưa ăn. Tằn tiện, "keo kiệt" như vậy, trên thế giới này có lẽ chỉ có thể gọi tên của Hiếu Thận Thành hoàng hậu.

Hiếu Thận Thành hoàng hậu là người vợ đầu tiên của Hoàng đế Đạo Quang. Bà là người hiền lành, đức độ, thông minh, lương thiện và sống hòa thuận với Hoàng đế Đạo Quang. Bà được biết đến với đức tính siêng năng và vô cùng tiết kiệm. Khi Hoàng đế Đạo Quang chưa lên ngôi, với tư cách là một phúc tấn, bà đã tỏ ra chăm chỉ. Bà thường nhật hay mặc cả quần áo vá, và không để cho người trong phủ nấu ăn, thay vào đó sai người ra phố mua bánh. Bà thậm chí không có nhu cầu ăn, và bữa tối có thể chỉ cần giải quyết bằng nước lọc. Ngay từ khi còn là một phúc tấn, bà đã sống tằn tiện như vậy. Sau khi được phong làm hoàng hậu, Hiếu Thận Thành càng nỗ lực bền bỉ hơn.

Vị hoàng hậu tằn tiện nhất trong lịch sử: Mặc đồ chắp vá, cả đời chỉ đón một lần sinh nhật - Ảnh 1.

Hiếu Thận Thành hoàng hậu là người vợ đầu tiên của Hoàng đế Đạo Quang được biết đến với đức tính siêng năng và vô cùng tiết kiệm.

Trong thời gian bà cai trị hậu cung, nhiều quy định đã được ban hành. Ví dụ, các phi tần hàng ngày chỉ được ăn đồ chay, trong các dịp lễ chỉ được ăn một chút thịt. Đồng thời cũng không được phép mặc quần áo thêu hoa, và chỉ được mặc những trang phục sắc màu và những dịp lễ hội. Hiếu Thuận Thành hoàng hậu là người đầu tiên làm gương, cắt giảm chi phí ngay đối với y phục của mình. Ngay cả đến nội y hay áo khoác cũng do chính tay bà và người hầu may.

Một lần khi nói chuyện với Hoàng đế Đạo Quang và nghe nói rằng may một miếng vá mất hai đồng tiền, và phủ nội vụ may hết 5 lượng. Hiếu Thuận Thành hoàng hậu liền nói rằng việc may vá không hề khó. Bà đã học may vá thêu thùa từ khi còn nhỏ. Nếu phủ nội vụ may đắt như vậy thì bà sẽ tự may quần áo sau này. Có lần miếng đệm ngồi bị hỏng, bà cũng không giao cho phủ nội vụ mà cùng với cung nữ của mình ngồi may lại.

Vị hoàng hậu tằn tiện nhất trong lịch sử: Mặc đồ chắp vá, cả đời chỉ đón một lần sinh nhật - Ảnh 2.

Khi Hoàng đế Đạo Quang thấy bà sống quá tằn tiện và giản dị, ông đã đề nghị tổ chức sinh nhật cho bà, đó là sinh nhật duy nhất của Hoàng hậu Hiếu Thận Thành trong suốt cả cuộc đời.

Hiếu Thận Thành hoàng hậu rất chăm chỉ, và bà không bao giờ phải lo lắng về chuyện ăn mặc hàng ngày. Tất nhiên, bà cũng sẽ không có bất kỳ hoạt động giải trí nào, và thậm chí sẽ không nghĩ đến việc ca hát nhảy múa trong các bữa tiệc. Khi Hoàng đế Đạo Quang thấy bà sống quá tằn tiện và giản dị, ông đã đề nghị tổ chức sinh nhật cho bà, đó là sinh nhật duy nhất của Hoàng hậu Hiếu Thận Thành trong suốt cả cuộc đời.

Đương nhiên, nhiều người đến tham dự một bữa tiệc cung đình để mừng sinh thần của hoàng hậu. Các thành phần trong triều, các phi tần của quan lại đều đến, không khí vô cùng náo nhiệt. Sau khi dâng quà mừng thọ, họ lui về bàn tiệc, và vô cùng bang hoàng vì trước mặt chỉ có một cái bát đặt trên bàn.

Người bình thường mừng sinh nhật đều làm bảy tám món ăn, nhưng hoàng hậu của một đất nước lại chỉ đón sinh nhật với một tô mỳ kèm vài miếng thịt. Có thể thấy Hiếu Thuận Thành hoàng hậu vô cùng giản dị, cuộc sống của bà có khi còn không bằng những người bình thường khác. Như người ta thường nói, tiết kiệm tài nguyên không bằng mở cửa, tiết kiệm tiền không bằng tăng thu nhập. Sau nhiều ngày đắn đo, Hiếu Thận thành Hoàng hậu đã nghĩ ra một cách hay, đó là bán quốc khố.

Thư viện bên trong của triều đại nhà Thanh rất lớn, bảo vật được các thế hệ hoàng đế tích lũy nhiều vô kể. Bởi vì vậy mà cũng có nhiều thứ bảo quản không đúng cách. Chẳng hạn, một số dược liệu quý được cất giữ trong kho không biết là từ năm nào, một số đồ lụa và sa tanh đắt tiền hầu như không sử dụng được, hàng nghìn đồ sứ tinh xảo đã phủ đầy bụi, chưa kể những hương liệu hay da thú, gần như đã hết hạn sử dụng và ẩm mốc.

Bán như thế nào cũng là một vấn đề. Tất nhiên, những món đồ trong cung điện không thể bán trên vỉa hè đường phố, bởi vì làm vậy chúng sẽ mất đi phẩm giá hoàng gia. Cuối cùng, hòang hậu Hiếu Thận Thành nghĩ ra một cách. Đó là hoàng đế Đạo Quang đem những bảo vật này ban thưởng cho các quần thần trong triều. Việc làm này không phải vô ích, sau đó các vị đại thần nhận thưởng đều đem bạc tặng lại cho Hiếu Thận Thành hoàng hậu. Cứ như vậy, hai vợ chồng cùng nhau đồng thuận trong nhiều năm, thu về được không ít.

Vị hoàng hậu tằn tiện nhất trong lịch sử: Mặc đồ chắp vá, cả đời chỉ đón một lần sinh nhật - Ảnh 4.

Trong thời kỳ trị vì của Hiếu Thận Thành Hoàng hậu, tức là từ năm 1882 đến năm 1833, nhà Thanh đang trong thời kỳ suy tàn.Hiếu Thận Thành hoàng hậu biết rất rõ điều này. Hậu cung không thể cai quản. Là hoàng hậu, bà chỉ có thể giúp triều đình theo cách của mình. Đi đầu làm gương, chăm chỉ tiết kiệm và dẫn đầu lục cung cắt giảm mọi chi phí. Rất khó để những người hiện đại ngày nay tiết kiệm được 1/5 tiền lương mỗi tháng.Tuy nhiên, Hiếu Thận Thành hoàng hậu lại có thể kiềm chế nhu cầu và quyền hành của bản thân bằng lý trí. Một hoàng hậu "keo kiệt" như vậy thật sự đáng được mọi người kính trọng.

Một trong những bức chân dung của hoàng hậu Hiếu Thận Thành trong bộ sưu tập hiện tại là bức tanh vẽ bà bên đầm sen vào mùa hè. Bà mặc áo màu xanh, trên đầu cài bông sen, dáng vẻ vô cùng thanh tú. Nhưng tại sao một hoàng hậu khuynh diễm như bà lại tằn tiện, thậm chí người ta cho là "keo kiệt" như vậy? Trong thời kỳ trị vì của Hiếu Thận Thành Hoàng hậu, tức là từ năm 1882 đến năm 1833, nhà Thanh đang trong thời kỳ suy tàn. Sự trỗi dậy của cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước phương Tây đã tác động rất lớn đến nhà Thanh.

Đặc biệt, nước Anh đã bán thuốc phiện cho nhà Thanh, thu về vô số vàng bạc ở Trung Quốc. Điều này trực tiêp gây ra sự nghèo nàn và suy yếu của nhà Thanh. Trước đó, Hoàng đế Gia Khánh đã cố gắng thay đổi sự suy tàn của nhà Thanh bằng cách loại bỏ bộ máy quan liêu và chấn chỉnh các tham quan. Tuy nhiên, do không hoàn toàn triệt để, nên tình trạng tham nhũng trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối thời Gia Khánh. Khi Hoàng đế Đạo Quang lên ngôi, ngân khố ngặt nghèo và chính trị thối nát, khiến nhà Thanh càng suy tàn.

Đạo Quang năm thứ tư, tức là năm 1824, Trương Cách Nhĩ ở Tân Cương nổi loạn. Nhà Thanh đã hai lần đưa quân đến dẹp yên. Ba năm chiến tranh khiến tổn thất chồng chất, một Thanh triều vốn chỉ định thuế hàng năm chỉ có thể chật vật chống đỡ.

Hiếu Thận Thành hoàng hậu biết rất rõ điều này. Hậu cung không thể cai quản. Là hoàng hậu, bà chỉ có thể giúp triều đình theo cách của mình. Đi đầu làm gương, chăm chỉ tiết kiệm và dẫn đầu lục cung cắt giảm mọi chi phí. Hậu cung triều Thanh mỗi năm đều tiêu tốn hơn một triệu lượng, đến dưới thời trị vì của Hoàng hậu Hiếu Thận Thành, mỗi năm hậu cung chỉ cần 200.000 lượng, tiết kiệm được rất nhiều tiền. Hiếu Thận Thành hoàng hậu tằn tiệt chi tiêu một cách triệt để, lúc đó khó tránh khỏi bị các quý phi chê cười, nhưng bà cũng không quan tâm, so với việc giúp đỡ triều đình nó không đáng gì.

Tất cả những việc làm tiết kiệm chi tiêu của Hiếu Thuận Thành hoàng hậu sau cùng cũng được các phu nhân quan thần cũng những người bình thường khác noi gương. Việc làm của bà cũng khiến Đạo Quang hoàng đế nể trọng.

Rất khó để những người hiện đại ngày nay tiết kiệm được 1/5 tiền lương mỗi tháng. Đa số đều là những người tiêu xài hoang phí, chưa kể tới là những người có tiền. Tuy nhiên, Hiếu Thận Thành hoàng hậu lại có thể kiềm chế nhu cầu và quyền hành của bản thân bằng lý trí. Một hoàng hậu "keo kiệt" như vậy thật sự đáng được mọi người kính trọng.