Dự án cầu Trần Hưng Đạo nghìn tỷ đã được giao CTCP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Him Lam rất "kín tiếng" nhưng bức tranh tài chính cũng đầy bất ngờ.
Công ty cổ phần Him Lam là thương hiệu không xa lạ với công chúng nhiều năm qua. Đây vốn là thương hiệu gắn với đại gia Dương Công Minh và đó cũng là lý do xuất hiện tên gọi "Minh Him Lam" trên thương trường.
Vị doanh nhân người Bắc Ninh sáng lập và từng là Chủ tịch Tập đoàn Him Lam trong giai đoạn 1997-2018. Ông đồng thời cũng là nhà sáng lập, Chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) giai đoạn 2008-2017.
Trước khi lựa chọn rời ghế lãnh đạo Him Lam để đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Dương Công Minh từng tuyên bố "Him Lam không phải công ty gia đình trị mà là độc trị, chỉ mình ông Dương Công Minh là người quyết định thôi". Theo đó, chỉ riêng ông Minh đã sở hữu 99% cổ phần Him Lam.
Him Lam được thành lập vào tháng 9/1994, là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên kinh doanh bất động sản tại TP.HCM. Ông Dương Công Minh từng chia sẻ, tên doanh nghiệp được đặt theo địa danh gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.
Ông Minh khẳng định, Him Lam là do một tay ông làm nên, từ tiền túi vay nặng lãi, từ cái đầu và tính cách của ông. Mỗi sản phẩm của Him Lam, từng căn chung cư đều do chính tay ông xem bản vẽ, thi công. Chính vì vậy, giá trị cốt lõi của Him Lam chính là ông Dương Công Minh.
Hiện nay, trên website chính thức của Him Lam, các tin tức doanh nghiệp vẫn xoay quanh tên tuổi ông Dương Công Minh. Khi phát biểu với vai trò cựu Chủ tịch Him Lam, ông Dương Công Minh vẫn cho hay, trong tương lai Him Lam sẽ là doanh nghiệp thứ 2 làm bất động sản theo mô hình của Vingroup. Him Lam sẽ xây cả một đại đô thị rộng lớn như một thành phố thu nhỏ.
"Hiện nay, Him Lam đang tập trung triển khai dự án bất động sản tại khu vực quận Long Biên. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị hàng hóa cho thị trường Hà Nội trong khoảng 10 năm tới" - ông Minh cho biết.
Chiến lược phát triển kinh doanh bất động sản được phía Him Lam cho biết là chiến lược "xương sống", "đầu tàu" trong mô hình chiến lược của doanh nghiệp này.
Như tin đã đưa, Thành phố Hà Nội vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy trình, quy định.
Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội vừa chấp thuận giao Công ty cổ phần Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP (đối tác công - tư), loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy trình, quy định.
Cầu Trần Hưng Đạo là dự án cầu BOT đầu tiên của Hà Nội, có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 8.938 tỷ đồng, trong đó Nhà nước tham gia 4.204 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư BOT khoảng 4.204 tỷ đồng. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm, tiến độ thực hiện năm 2022-2025.
Bà Đoàn Hoàng Anh vừa đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG) nhằm tăng sở hữu. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên sàn, dự kiến từ ngày 27/9 đến ngày 26/10/2021.
Trước đó cá nhân này lần đầu mua vào 4 triệu cổ phiếu HAG vào trong khoảng thời gian từ ngày 11/8 đến 20/8. Như vậy, nếu gom thành công đợt này, khối lượng sở hữu của nhà đầu tư này sẽ tăng lên 8 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 0,86% vốn.
Bà Đoàn Hoàng Anh là con gái đầu của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - chủ tịch HĐQT tại HAGL. Bản thân bầu Đức cũng đang nắm giữ gần 320 triệu cổ phần HAG, tương đương 34,5% vốn.
Một số thành viên khác trong gia đình cũng nắm lượng nhỏ cổ phần, như bà Nguyễn Thị Thơm (mẹ ruột ông Đức) nắm 150.375 cổ phiếu; ông Đoàn Nguyên Thịnh (em trai) nắm 488.934 cổ phiếu; ông Lê Văn Kế (em rể) nắm 320.620 cổ phiếu… Tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm gia đình bầu Đức hiện vào khoảng 35,1% cổ phần công ty.
Trên thị trường, cổ phiếu HAG đóng cửa phiên giao dịch hôm nay giảm 1,3% xuống mức 5.130 đồng/cổ phiếu. Nếu tạm tính với mức thị giá này, bà Đoàn Hoàng Anh sẽ phải chi hơn 20 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phần như đã đăng ký.