Trung Quốc là một đất nước lớn với 5000 năm văn hiến. Trong quá trình lịch sử lâu đời này đã xuất hiện nhiều nền văn hóa đặc sắc, đồng thời cũng sản sinh ra nhiều di tích, cổ vật văn hóa quý giá. Tuy nhiên, do số lượng của chúng quá lớn nên việc một số di vật bị trà trộn thật giả là điều khó tránh khỏi. Đó cũng chính là lý do tại sao các chương trình truyền hình nội dung 'Giám định bảo vật' được khán giả nước này yêu thích đến vậy. Kỳ đầu tiên gây chú ý khi một thanh niên từ nông thôn đến tham gia chương trình với một chiếc mũ quan do tổ tiên truyền lại.
Những khách mời có mặt để tiến hành thẩm định bảo vật là những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. Những bộ sưu tập giả khó lòng lọt qua đôi mắt điêu luyện của họ. Có thể nói, mỗi lời phân tích và thẩm định của các chuyên gia đem lại cho khán giả sự tích lũy kiến thức chuyên môn và một kinh nghiệm mới. Người thanh niên này nói rằng nói rằng đây là một chiếc mũ quan từ thời Đạo Quang của nhà Thanh và mong các chuyên gia thẩm định xem giờ đáng giá bao nhiêu tiền.
Ngay sau khi chuyên gia nhìn thấy chiếc mũ quan, họ đều cảm thấy rất thú vị. Người thanh niên hỏi " nó trị giá bao nhiêu" ngay khi lên sân khấu, thay vì hỏi chiếc mũ quan là thật hay giả. Họ đoán rằng chiếc mũ không phải là đồ giả.
Các chuyên gia lặng lẽ lấy một chiếc đèn pin ra soi kỹ viên ngọc phía trên đỉnh mũ. Khoảng mười phút sau, chuyên gia dừng việc kiểm tra và kích động quay sang hỏi thanh niên: "Dám hỏi tổ tiên của anh là ai?"
Mũ quan thời nhà Thanh thường được chia làm hai loại: 1 loại cho thường phục (đội trong các ngày thường) và 1 loại dùng trong các hoạt động chính thức (tiện mạo và lễ mạo). Trong đó lễ mạo cũng có nhiều loại, nhưng thường thấy nhất là hai loại mũ cho mùa đông (giữ ấm) và mũ đội và mùa hè (mát mẻ) với kiểu dáng khác nhau. Mũ ấm cho mùa đông đa phần là hình tròn, có viền cứng xung quanh, chất liệu chủ yếu là dạ nhưng cũng có loại làm bằng lụa hoặc vải.
Những chiếc mũ đội trong mùa Hè có hình dáng của một cái nón, không có viền, người xưa còn gọi là hình chiếc loa. Mũ mùa è được làm chủ yếu từ mây hoặc tre, bên ngoài có phủ các sợi vải lụa, chủ yếu có màu trắng, trắng đục hoặc đôi khi là màu vàng.
Nhưng dù là mũ mùa Đông hay mùa Hè thì trên đỉnh mũ đều có một viên ngọc nhỏ. Hạt chu này vô cùng quan trọng, là thứ để để phân biệt cấp bậc của các quan trong triều.
Theo lễ nghi của triều đại nhà Thanh, đối với các quan nhất phẩm, những hạt chu trên đỉnh mũ làm bằng hồng ngọc với nhiều màu đỏ khác nhau, như đỏ hồng, đỏ tươi hay đỏ sẫm. Đối với các quan nhị phẩm thì hạt chu có màu san hô, chủ yếu là màu hồng. Quan tam phẩm thì các hạt chu làm từ đá lam bảo thạch và có màu xanh lam nhẹ. Hạt chu trên mũ quan của quan tứ phẩm thì làm từ đá thanh kim thạch và có màu xanh lam sậm. Các chức quan hàng dưới cũng dùng những chất liệu khác nhau để làm đỉnh chu, ví dụ như ngũ phẩm dùng pha lê, lục phẩm dùng đá hữu cơ xa cừ, thất phẩm dùng vàng trơn, bát phẩm dùng vàng khắc hoa văn chìm, hay cửu phẩm dùng vàng chạm hoa văn nổi. Nếu ai đó mang mũ không có đỉnh chu nào thì chứng tỏ họ không thuộc hàng cấp nào trong triều đình.
Và chiếc mũ mà người thanh niên mang tới chương trình giám định có một viên đỉnh chu màu xanh lam nhạt, cho thấy tổ tiên của anh là một vị quan tam phẩm. Một chức quan cao cấp như vậy rất có khả năng sẽ được nhắc tới trong các ghi chép lịch sử. Bởi vậy các chuyên gia tỏ ra tò mò và rất hào hứng muốn biết về danh tính của vị tổ tiên người thanh niên. Thật đáng tiếc khi anh chàng này ngập ngừng và bày tỏ không muốn tiết lộ về danh tính tổ tiên của mình.
Các chuyên gia sau đó đã đưa ra kết luận rằng giá trị sưu tầm của chiếc mũ quan này lớn hơn rất nhiều so với giá trị vật chất của nó, nếu thật sự muốn bán thì giá sẽ không cao như mong đợi, nên chuyên gia khuyên người tham gia chương trình không nên bán. Nghe xong chàng thanh niên cũng gật đầu đồng tình, anh nói rằng sẽ giữ lại chiếc mũ quan này như một vật gia truyền của gia đình và không bao giờ có ý định bán nó nữa.