Dân Việt

Ít ai ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại có công dụng như thảo dược vàng

Dược sĩ Đặng Đình Quyết 29/09/2021 06:07 GMT+7
Rau càng cua là một loại rau "cỏ dại", sống được ở mọi loại đất và được chế biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, rau càng cua còn là một vị thuốc dân gian hay thảo dược "vàng" cho sức khỏe.
Ít ai ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại có công dụng như thảo dược vàng - Ảnh 1.

Ảnh: pinterest

Rau càng cua còn có tên gọi khác là rau tiêu, đơn kim, quỷ châm thảo, thích châm thảo,..., có tên khoa học là Peperomia pellucida (L.) klumb, thuộc họ hồ tiêu.

Càng cua là cây thân thảo, phần nhánh cao khoảng 20-40cm, thân chứa nhiều nước hơi nhớt, nhỏ và nhẵn. Lá cây có hình trái tim, màu xanh trong. Rau càng cua có màu xanh nhạt, nhớt, lá mọc so le, phiến lá dạng màng, có cuống. Rau càng cua trong suốt, hình trái xoan, hình tim ở gốc. Đặc biệt, khi nghiền nát rau có mùi như mù tạt.

Ít ai ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại có công dụng như thảo dược vàng - Ảnh 2.

Ảnh: pinterest

Hoa càng cua mọc thành từng chùm dài ở đầu cây hợp thành bông dạng sợi có cuống nhỏ ngọn, hoa dài gấp 2-3 lần lá. Quả mọng, hình cầu, có mũi nhọn cứng ngắn ở định. Khi còn nhỏ, cây mọc thẳng đứng, lớn lên cây bò lan ra mặt đất, chia thành nhiều nhánh nhỏ.

Rau càng cua có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau này được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, càng cua mọc dại ở khắp nơi. Là loại rau ưa nước, ẩm ướt và dễ phát triển ở khu vực có khí hậu nhiệt đới.

Ít ai ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại có công dụng như thảo dược vàng - Ảnh 3.

Ảnh: pinterest

Càng cua phát triển nhanh và không cần chăm sóc cầu kỳ mà chỉ cần tưới nước. Sau khi trồng khoảng 30-45 ngày thì rau có thể thu hoạch được, cắt phần rau để còn lại phần gốc để cây mọc tiếp.

Trong Đông y, rau càng cua có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ âm huyết.

Càng cua có rất nhiều tác dụng, cụ thể là có tới 13 tác dụng mà ít ai ngờ tới đó là:

- Chữa mụn nhọt: Lấy 150g rau càng cua rửa sạch ăn sống hoặc xay lấy nước uống

- Chữa viêm họng, khô cổ khản tiếng: Lấy khoảng 50-100g rau càng cua, rửa sạch, nhai ngậm hoặc xay uống hàng ngày, uống liên tục 3-5 ngày.

- Chữa đái tháo đường kèm miệng khô rát: Lấy 100g rau càng cua rửa sạch, trộn giấm hoặc chanh. Lấy khoảng 100g ếch làm sạch, tẩm bột rán giòn. Trộn đều cả hai và ăn 2-3 lần trong tuần. Hoặc lấy rau càng cua xào tỏi cũng là món ăn hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu.

- Chữa tiểu khó, tiểu buốt: Lấy 200g rau càng cua cho vào khoảng 300ml nước sôi, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liên tục 5 ngày có tác dụng lợi tiểu.

- Điều trị chứng đau lưng cơ co rút: Lấy 10g rau càng cua sắc lấy nước uống hàng ngày.

- Bị chín mé, sưng tấy, mưng mủ: Lấy rau càng cua ăn sống kết hợp với giã nát lấy bã đắp lên vết sưng.

Ít ai ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại có công dụng như thảo dược vàng - Ảnh 4.

Ảnh: pinterest

- Bị thiếu máu nhẹ: Nộm rau càng cua với thịt bò là công thức cộng hưởng bổ sung sắt cho người bị thiếu máu. Rau càng cua rửa sạch, để ráo. Thịt bò thái miến xào chín tới. Làm nước sốt nộm gồm chanh, đường, hành, tỏi, cho nước sốt vào hỗn hợp rau và thit bò trộn đều.

- Da khô rát, mụn nhọt lở ngứa

- Giải nhiệt, nóng trong

- Tốt cho tim mạch

- Phòng ngừa bệnh gout

- Chống oxy hóa

- Kháng khuẩn, chống viêm

Ít ai ngờ loại rau được xem như "cỏ dại" vứt đâu cũng sống lại có công dụng như thảo dược vàng - Ảnh 5.

Ảnh: pinterest

Những lưu ý khi dùng rau càng cua:

Tuy chưa có dữ liệu lâm sàng nào chứng minh các phản ứng của loại rau này đối với thai nhi và em bé nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú cũng nên tránh ăn rau càng cua.

Ngoài ra, vì có tính mát nên những người bị sỏi thận và tiêu chảy cũng không nên dùng. Đặc biệt, khi chế biến không nên để nhựa bắn vào mắt.

Bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy trước khi áp dụng nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.