Cụ thể, theo Cục An toàn thực phẩm, trong thời gian vừa qua trên một số website đăng nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng viên uống Hyeon White vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Gồm có:
https://shopee.vn/Vi%C3%AAn-u%E1%BB%91ng-tr%E1%BA%AFng-da-HYEON-WHITE-cao-c%E1%BA%A5p-gi%C3%BAp-gi%E1%BA%A3m-N%C3%A1m-c%C3%A2n-b%E1%BA%B1ng-n%E1%BB%99i-ti%E1%BA%BFt-t%E1%BB%91-i.22099892.7882784523
https://123requare.com/product/vien-uong-trang-da-hyeon-white-giam-nam-tan-nhang-can-bang-noi-tiet-to-nu-s376303546-p8517915204.html
www.hyeonlab.vn
https://hangtindung.com/san-pham/vien-uong-trang-da-hyeon-white-45686.html
http://hyeonlabhcm.vn/san-pham/vien-uong-trang-da-hyeon-white-189.htm
https://www.facebook.com/pg/vienuongtrangda0966133951/posts/
Sản phẩm này do Công ty Cổ phần Dược phẩm Oshii (địa chỉ: Lô CN 3.2 khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) sản xuất và Công ty Cổ phần thương mại quốc tế Hyeon Lab Việt Nam (địa chỉ: Thôn Thanh Vân, xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Cục An toàn thực phẩm sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/ và cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Về các sai phạm quảng cáo của nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng trong thời gian qua, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã nhận định, nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng qua mạng xã hội không đúng sự thật.
Các vi phạm thường gặp như: Dùng cán bộ y tế, danh nghĩa cán bộ y tế để quảng cáo, lấy danh nghĩa bài thuốc Đông y, lang y nhưng thực chất đó là thực phẩm để quảng cáo chữa khỏi bệnh nọ bệnh kia là quảng cáo sai sự thật; dùng thư, lời cảm ơn, phát biểu của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm chức năng; quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng lại khẳng định chữa dứt điểm bệnh nọ, bệnh kia, quảng cáo "đẩy lùi" bệnh tật...
Theo ông Phong, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ là sản phẩm có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Vì thế, người dân không nên tin vào các quảng cáo chữa bệnh hiểm nghèo, thậm chí chữa "bách bệnh" của một số quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng xã hội mà mua dùng.
"Quảng cáo quá mức khiến người tiêu dùng tin theo, lúc họ mắc bệnh thay vì đến bệnh viện, họ lại tin vào quảng cáo dùng sản phẩm đó để chữa bệnh. Hậu quả bệnh bệnh sẽ nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh, thậm chí với một số bệnh như ung thư sẽ mất đi “cơ hội vàng”, khi bệnh đã bước sang giai đoạn muộn”- PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong nói về nguy hại của quảng cáo sai sự thật.