Chất lính...
Chế độ bao cấp hình như đã chạm đáy nên thành phố nhếch nhác xô bồ hơn. Từ nhà anh tôi phải qua cầu Văn Thánh mới đến được vòng xoay Điện Biên Phủ. Đường Điện Biên Phủ là một trục lộ chính mà chỉ có mỗi cây cầu nhỏ có lẽ được xây dựng từ trước những năm 1975. Hàng ngày xe tải trọng lớn ra Tân Cảng, rồi người từ phía Biên Hòa vào, con đường và cây cầu oằn mình chống đỡ. Cầu Văn Thánh đã xuống cấp lắm. Mặt cầu bong tróc nhất là điểm nối hai đầu cầu với đường tạo thành bậc, xe cộ tham gia giao thông rất khó khăn.
Thế rồi không biết sáng kiến của ai, họ đem đổ đất đỏ chỗ điểm nối hai đầu cầu để lấp đi cái bậc. Đất đỏ kết dính tốt nên tạm thời chịu được tải trọng của xe lên xuống cầu, nhưng đó là vào những ngày nắng.
Thế hệ thứ ba đến đây đông đúc và ồ ạt, họ đem lối sống của mọi miền đến, đâu đó không tránh khỏi những hình ảnh không đẹp đối với người dân bản xứ.
Tôi đã qua đây sau một trận mưa, đất đỏ không ngấm nước và trơn chuồi chuội.
Chiều hôm ấy một cái xe đạp chở nặng chanh quả đổ kềnh xuống đường, chanh tung tóe lăn lóc khắp nơi rồi bị xe đè lên, mùi chanh tươi trộn với mùi khói xe thật khủng khiếp. Giữa một đô thành mà cứ nghĩ đến một con đường của vùng trung du…
Qua ngã tư Hàng Xanh đã là vào đến các phố trung tâm Sài Gòn. Cả nước đạp xe, anh em tôi cũng đạp xe đi chơi chủ nhật. Hôm ấy đến một ngã tư (không nhớ địa điểm cụ thể), có hai mẹ con lai nhau, đang đi thì có một cậu thanh niên có lẽ trêu cô bé ngồi sau nên láng xe vào. Hai cái xe va quyệt, hai mẹ con nhà nọ ngã xuống đường. Cậu thanh niên đạp xe bỏ chạy, tôi nhìn theo, cái áo phất lên nhìn thấy con đại bàng săm kín lưng thanh niên nọ. Tôi đọc báo biết thế nào là "đại bàng" ở phía Nam, cũng ví như "đầu uêu, đầu tạ" ở phía Bắc...
Chưa biết xử lý thế nào thì thấy anh tôi nhảy lên xe phóng đi. Một lát sau anh tôi quay lại với cậu thanh niên. Anh tôi bắt cậu ta dựng xe lên và xin lỗi hai mẹ con. Tôi không ngờ cậu "đại bàng" kia làm theo! Về nhà, tôi bảo: "Anh không sợ bọn "đại bàng" à?". Anh tôi bảo: "Sợ gì, mình là lính, thấy chướng mắt…".
Hôm sau, cháu tôi kể: Một lần lai con đi học xe bị bục xăm, đang vội đi làm nhưng đành dừng lại để vá. Vá xong lại thấy bục thêm hai lỗ nữa. Anh đưa tay vào chậu nước của cậu thợ, lấy ra một cây kim gắn ở đáy chậu (cây kim này chọc thủng xăm, bây giờ là rải đinh). Ông anh bưng cả chậu nước úp mạnh lên đầu cậu vá xe. Tay vá xe định kêu lên, nghiêm giọng, anh tôi bảo: "Mày kêu tao tát vỡ mồm. Tao là bậc thầy trong nghề xe đạp mày làm sao bịp được tao. Hôm nay, tao cảnh cáo mày, không được làm cái trò khỉ này với người nào nữa nhé. Mày với tao là người Bắc, vào đây sinh sống cũng phải giữ tiếng nghe chưa…".
Những thói quen đáng yêu
Dưới gầm cầu thang nhà anh tôi rất nhiều đồ uống đóng chai, tôi hỏi, anh tôi bảo: Người Bắc vào sinh sống gặp rất nhiều khó khăn trong hộ tịch, hộ khẩu. Thiệt thòi nhất là đám trẻ đi học, thế hệ anh bạn bè đang công tác nhiều, anh tôi nói khó với họ để trẻ được đến trường. Anh tôi không nhận gì của họ, thấy vậy họ cảm ơn bằng cách người thì két nước ngọt, két bia… nên đành xếp ở đấy, ai cần thì giúp đỡ họ.
Mãi sau này tôi mới biết từ ngày ra quân, tiền chế độ thương binh của anh không bao giờ tiêu, tiền ấy được chuyển vào một quỹ từ thiện của quận mà gia đình anh đang sinh sống - quận Bình Thạnh.
Gia đình anh vẫn ở trên nền đất từ ngày đầu tiên. Trải qua thời gian đến nay đã ba lần làm nhà, lần thứ ba là một ngôi nhà bốn tầng khang trang. Hẻm "Ông Cọp" xưa nay đổi thành hẻm Tân Tiến, phường 25. Đường Điện Biên Phủ được mở rộng, riêng đoạn này đường hai chiều, mỗi chiều 4 làn xe. Do mở đường rộng nên từ nhà anh ra đến đường lớn cũng chỉ là một đoạn ngắn.
Không còn cảnh triều cường nước ngập lênh láng nữa. Bãi bình bát hoang dại ngày xưa nay đã được lấp bằng thành một khu dân cư. Tôi chưa bao giờ đi hết khu này bởi những con đường như mạng nhện giăng mắc khắp nơi. Đứng trên tầng phóng tầm mắt phía xa là cư xá Thanh Đa. Tôi chưa sang bao giờ nhưng cứ nhìn những ô cửa mà luôn có cảm giác đó là một tổ ong khổng lồ, có vẻ chật chội đấy nhưng khoa học và sạch sẽ!
Cùng với anh tôi, người làng tôi trong đợt định cư thứ hai vào đây đời sống ai cũng khấm khá, ai cũng có nhà riêng. Tinh thần cần cù cộng với tính tiết kiệm, lại gặp thời cơ là một vùng kinh tế đang phát triển, việc kiếm sống dễ hơn ở làng nên đợt dịch này không ai phải lao đao. Điều đó giúp người dân thực hiện tốt giãn cách của thành phố, của nhà nước.
Thắm thoát cũng đã gần bốn mươi năm gia đình anh tôi định cư ở thành phố này. Tôi từ miền Bắc vào, đợt nào cũng thấy mình xa lạ, xa lạ vì tốc độ phát triển hàng đầu đất nước của thành phố, xa lạ với cách sống của người dân phương Nam. Nhớ một lần đi chơi anh tôi bảo: Đi taxi hay bất cứ phương tiện nào khi trả tiền cũng đừng đòi tiền "thối lại" (tiền thừa) trừ khi nhiều quá. Trong này, tập tính của người dân là vậy, dễ "chia sớt" cho nhau trong đời sống thường nhật. Điều này chẳng biết có phải nguồn gốc từ thời Pháp do "chế độ thuộc địa" để lại, bên cạnh sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên mang lại sự phóng khoáng lâu rồi thành một thói quen rất đáng yêu…
Thế hệ thứ ba đến đây đông đúc và ồ ạt, họ đem lối sống của mọi miền đến, đâu đó không tránh khỏi những hình ảnh không đẹp đối với người dân bản xứ. Hà Nội cũng không tránh khỏi quy luật này song tôi tin rằng thế hệ anh tôi, thế hệ đầu tiên sau năm bảy lăm ở lại, họ đã để lại một hình ảnh đẹp – Hình ảnh những người lính coi TP.HCM là vùng quê thứ hai.
Bình Định: Ngôi làng đặc biệt đàn ông chuyên câu cá ngừ "khủng", sống ở biển nhiều hơn đất liền