-
"Tố Nga không đơn độc", những chữ ấy được lặp đi lặp lại không chỉ ở Việt Nam, không chỉ ở Paris, New York, Bruxelles, Lausanne mà ở mọi lúc mọi nơi khi người ta nói về vụ kiện, như một lời động viên, một cách truyền năng lượng và niềm tin cho bà già tóc bạc là tôi.
-
Nhiều lần bị dời vì nhiều lý do như dịch Covid 19, không có phòng xử... cuối cùng phiên tòa tranh tụng cũng được mở vào ngày 21/1/2021. Chỉ còn 14 công ty hóa chất hầu tòa vì 5 công ty đã xin được loại ra khỏi danh sách do họ chỉ mới mua lại công ty sau chiến tranh Việt nam.
-
Năm 2008, sau mười ngày thăm các nạn nhân chất độc da cam của tỉnh Thái Bình, trong tim, trong đầu của tôi luôn có một câu hỏi day dứt: Khi thế hệ nạn nhân thứ nhất không còn, ai sẽ lo cho các thế hệ nạn nhân tiếp sau đang sống một cuộc sống chỉ có thể gọi là tận cùng của đau khổ...?
-
Danh thắng hồ Ba Bể của Bắc Kạn được đánh thức bởi những cung đường nên thơ cùng nhiều tour, tuyến trải nghiệm khiến du khách dù khó tính đến mấy cũng phải say lòng.
-
Như một sự tình cờ hay sắp đặt của số phận, người con gái thứ 5 của mẹ Nhu, có khuôn mặt hao hao như bức tượng nổi tiếng ở cửa ngõ vào thành phố Đà Nẵng - tượng mẹ Nhu, một điểm nhấn gợi nhớ ký ức hào hùng và bi tráng trong những ngày dải đất dưới chân đèo Hải Vân sôi sục ý chí đấu tranh.
-
Từ dấu tích của các ngôi miếu, ngôi chùa do ngư dân miền Trung dựng lên từ xa xưa, những người thợ nề, người lính công binh vượt sóng gió, chắt chiu từng lít nước viên gạch để phục dựng lại 9 ngôi chùa ở Trường Sa.
-
Giữa ầm ào bão gió biển đảo Trường Sa, tiếng chuông chùa ngân vọng, khiến lòng người lắng lại, bình yên đến lạ thường…
-
Sau hơn 20 năm trụ trì, từ một "phế tích" của ngôi chùa cổ bị tàn phá, nhà sư Thích Bản Hoan, chùa Phúc Linh, làng Đồng Dụ, xã Đặng Cương, huyện An Dương, TP. Hải Phòng cùng cộng sự đã biến khuôn viên hơn 10.000m2 của khu chùa cổ được hồi sinh thành điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, văn hóa được nhiều người biết đến.
-
Đoàn người "ngậm ngải tìm trầm" xuyên quốc gia, họ đã đào tận gốc trốc tận rễ các giá trị rừng quý, vượt qua các cuộc rượt đuổi và bắn hạ, qua các án tù và số tiền chuộc đắt đỏ nhiều người vi phạm đã phải bán cả nhà cửa. Vậy, tại sao hàng cấm họ có được, lại "vượt biên" về Việt Nam được?
-
Quả thật là ngậm ngải tìm trầm từ thượng cổ đến giờ, vẫn là nghề đánh cược mạng sống của mình với sơn lam chướng khí, với thủy hỏa đạo tặc để có đường miếng cơm manh áo, phục vụ thú chơi sa hoa đôi khi rất mù quáng của giới nhà giàu.
-
Những câu chuyện đau lòng về "phu tìm trầm" đánh cược mạng sống xuyên quốc gia lần đầu được kể trên Dân Việt.
-
Để di sản văn hóa phi vật thể “Hát sli của người Nùng” xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn phát huy được các giá trị vốn có, các cấp, ngành và lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng bảo tồn, phát triển các CLB hát sli cũng như lên kế hoạch đưa hát sli vào trường học…
-
Sau nhiều nỗ lực bảo tồn và phát huy, hát sli của người Nùng ở xã Xuân Dương (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Mỗi khi chợ tình vào phiên, bà Nông Thị Nguyện (thôn Thôm Chản, xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) lại lặng lẽ mua quà rồi đem chia thành nhiều túi nhỏ đưa chồng, để chồng mang theo đi hát sli cùng “người cũ”. Bà bảo, ông ấy có nhiều “người cũ” lắm nên cũng phải chuẩn bị chu đáo mới đủ…