Gốc đa hàng trăm năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở xã Hộ Độ (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) được công nhận là "Cây di tích văn hóa Việt Nam”.
Gốc đa hàng trăm năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở xã Hộ Độ (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) được công nhận là "Cây di tích văn hóa Việt Nam”.
Năm 2015, chính quyền và nhân dân xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đón bằng công nhận Cây di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam cho cây đa cổ thụ trong khuôn viên trụ sở UBND xã.
Cây đa này còn gọi là cây đa làng Trường Thọ (nay thuộc thôn Yên Thọ, xã Hộ Độ), chiều cao khoảng 15m, tán rộng khoảng 20m.
Cây đa có tuổi thọ trên 300 năm, gốc cây to cỡ tầm 10 người ôm, tán rộng vươn ra xa.
Theo sử sách ghi lại, vào cuối thế kỷ XVIII đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX đời nhà Nguyễn, tại vùng đất Hộ Độ có 3 vị tướng của dòng họ Nguyễn góp công lớn trong việc trấn ải vùng biển Cửa Sót và dòng sông Hạ Hoàng. Sau khi 3 vị tướng này qua đời, vua Khải Định sắc phong "Quang Y Dực Bảo Trung Hưng Hoàng Thượng Đằng Thần" và là vị Thành Hoàng của làng. Từ đó, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ 3 vị gọi là đền Tam Lang với 2 cây đa trồng ở trước cổng đền. Trải qua biến cố lịch sử, trước đền thờ 3 vị Thành Hoàng chỉ còn lại 1 cây đa sống đến thời điểm này.
Hội sinh vật cảnh Việt Nam chính thức công nhận cây đa tại trụ sở UBND xã là "Cây di tích văn hóa Việt Nam” vào năm 2015
Người dân trong thôn luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ cây.
Hình ảnh cây đa quen thuộc với người dân trong vùng.
Toả bóng mát cho hội trường UBND xã Hộ Độ.
“Các nhà khoa học về kiểm tra xác định cây đa có tuổi đời khoảng 300-350 năm tuổi, đã được công nhận là cây di tích văn hoá Việt Nam.”, lãnh đạo UBND xã Hộ Độ chia sẻ.