Dân Việt

Bộ quốc phòng Mỹ hé lộ thông tin mới nhất về 'quái vật biển' hồi sinh từ Chiến tranh lạnh

Hoàng Việt 21/10/2021 10:00 GMT+7
DARPA muốn chế tạo một 'Quái vật biển' biết bay lấy cảm hứng từ tàu biển có 'cánh' của Liên Xô lần đầu tiên xuất hiện trong chiến tranh lạnh nhưng chưa một lần cất cánh.

Bộ Quốc phòng Mỹ đang tìm kiếm ý tưởng cho một thế hệ "tàu đệm khí động" (WIG) mới, hay còn gọi là tàu biển hoạt động hoàn toàn trên mặt nước với tốc độ như máy bay. Khái niệm này đã từng được thử và bị loại bỏ trong quá khứ, nhưng một thế hệ WIG mới được hé lộ dự kiến có thể giúp Hoa Kỳ tuần tra bao phủ khắp các đại dương xa xôi.

Lầu Năm Góc đã đưa ra lời kêu gọi tới các nhà thầu quốc phòng về các loại thủy phi cơ mới - cụ thể là loại "tài đệm khí động" (WIG) vốn gây tranh cãi khá nhiều trong quá khứ bởi những cỗ máy này đã được Liên Xô chế tạo lần đầu tiên vào những năm 1960, là sự kết hợp mới lạ giữa tàu và máy bay. Mặc dù các cuộc thử nghiệm WIG đã kết thúc trong thất vọng, nhưng quân đội Mỹ tin rằng một thế hệ mới có thể được sử dụng để nhanh chóng đưa quân đội Mỹ bao phủ khắp các đại dương trên thế giới với sức mạnh 'không tưởng'.

Tốc độ cao, khả năng cơ động tốt và hỏa lực mạnh cho phép WIG giải quyết được nhiều loại nhiệm vụ đa dạng. Ngoài việc tuần tra, chúng còn được sử dụng để tìm kiếm và tiêu diệt sinh lực đối phương, hộ tống các tàu khác, trinh sát, sơ tán người bị thương, vận chuyển vũ khí hạng nặng và hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho bộ binh. Một lợi thế quan trọng của các con tàu đệm khí động là chúng có thể hoạt động ở những nơi mà tàu thuyền thống thường không thể đi qua và máy bay trực thăng không thể hạ cánh. Những chiếc tàu đệm khí động được sử dụng tích cực cho các cuộc phục kích và các hoạt động ban đêm yêu cầu tốc độ cao. Mặc dù tàu đệm khí gây ra tiếng ồn rất lớn khi hoạt động nhưng chúng vẫn tỏ ra hiệu quả trong các cuộc tấn công bất ngờ vào các căn cứ của đối phương, và chạy trốn kịp thời trước khi họ tổ chức được lực lượng phản công. Theo ghi nhận thì những chiếc tàu đệm khí động này hoạt động hiệu quả nhất trong các chiến dịch liên quân có sự tham chiến của trực thăng, pháo binh và các loại tàu khác.

Bộ quốc phòng Mỹ hé lộ thông tin mới nhất về 'quái vật biển' hồi sinh từ Chiến tranh lạnh - Ảnh 1.

"Tàu đệm khí động" của Liên Xô bị rơi trong vụ tai nạn vào năm 1980.

Theo cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA), chi nhánh nghiên cứu và phát triển của quân đội thì một trong những nghịch lý của chuyến bay là một vật thể càng gần mặt đất thì càng cần nhiều nỗ lực để hạ cánh thực sự. Đó là bởi vì ở độ cao rất thấp, diện tích bề mặt của một vật thể bay, dù là chim hay máy bay, đều giữ một lớp đệm không khí giữa đáy của vật thể và mặt đất.

Chế tạo hiệu ứng cánh đối với tàu biển có thể giúp nó lơ lửng trên bề mặt nước với tốc độ như máy bay, đồng thời, lực cản giảm ở những độ cao đó dẫn đến hiệu quả mạnh hơn. Các phương tiện có cánh sử dụng tận dụng lợi thế của hai hiện tượng này dẫn đến việc tàu có thể cất cánh từ mặt nước và giữ độ cao an toàn trên bề mặt biển suốt thời gian bay.

Liên Xô đã thử nghiệm rộng rãi WIG trong "Chiến tranh Lạnh". Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là tàu ekranoplan lớp Lun (siêu tàu đệm khí của Liên Xô với 8 động cơ, 6 tên lửa trên lưng). Lun dài 240 feet, cao 63 feet và sải cánh dài 144 feet, khiến nó có biệt danh là "Quái vật biển bay". Nó có thể chở 100 tấn quân và thiết bị với tốc độ tối đa 342 dặm một giờ (khoảng 500km/h) và tầm hoạt động lên tới 1.080 dặm. Nó cũng được trang bị vũ khí mạnh mẽ, với sáu tên lửa chống hạm P-270 Moskit và bốn khẩu pháo tự động 23 mm. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất 1 chiếc Lun được làm ra mà thôi, nó mang mã hiệu MD-160 và bắt đầu đi vào biên chế Hạm đội Biển đen từ năm 1987. Tới năm 1990 tàu được cho "nghỉ hưu" và giờ đang bị bỏ không tại cảng hải quân Kaspiysk. Nguyên nhân là nó chỉ bay được một đoạn ngắn cách mặt sóng vài mét. Khi cất cánh thiếu đường băng, do mất lực nâng hoặc vô tình tiếp xúc với nước, nó đã lao xuống đại dương bên dưới với tốc độ hàng trăm dặm một giờ. Mối quan tâm của Liên Xô đối với ngành công nghiệp này đã kết thúc trong Chiến tranh Lạnh, và Hoa Kỳ cũng cho vào 'dĩ vãng'

Bộ quốc phòng Mỹ hé lộ thông tin mới nhất về 'quái vật biển' hồi sinh từ Chiến tranh lạnh - Ảnh 3.

Chiếc Lun duy nhất được bảo tồn trên bờ biển Caspi. Vào năm 2020, chiếc tàu này bị đứt dây neo và trôi vào mắc kẹt trên bãi biển. Tại đây, từ tháng 10 năm 2020, một cuộc 'giải cứu" đã được tiến hành.

Vì lý do đó, DARPA đã cụ thể hóa mọi lỗi kỹ thuật trong tàu đệm khí động mới . Đầu tiên là khả năng cất cánh và hạ cánh dưới nước mà không cần đường băng truyền thống. Điều này cũng sẽ giúp nó hạ cánh trên các hòn đảo và đường bờ biển mà không có trạm bay hay giữ độ cao vừa đủ để tránh chướng ngại vật dưới nước. Quan trọng là cho phép một chiếc tàu biển bay trong vùng nước và thời tiết khắc nghiệt. Cuối cùng, chiếc tàu này có thể chở ít nhất 100 tấn hàng hóa (so với một chiếc vận tải cơ C-17 Globemaster III chỉ có thể chở 141 tấn).

Bộ quốc phòng Mỹ hé lộ thông tin mới nhất về 'quái vật biển' hồi sinh từ Chiến tranh lạnh - Ảnh 4.

Một mô hình của WIG tìm kiếm và cứu nạn Spasatel o9037 được thiết kế bởi Phòng thiết kế tàu cánh ngầm của Alexeev, được trưng bày tại triển lãm tàu bay quốc tế Gidroaviasalon, 2016.

DARPA hình dung thiết kế WIG mới hỗ trợ các căn cứ nổi trên biển, kết nối các căn cứ đất liền chênh lệch về địa lý trên một khu vực rất rộng. WIG được DARPA hy vọng dẫn đầu cung cấp hoạt động trong các khu vực chiến đấu, hỗ trợ trong các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ, hỗ trợ trong các cuộc tấn công đổ bộ, hoạt động như một vai trò 'đầu não' cho các vũ khí quân sự không người lái và thực hiện các cuộc tuần tra đường dài trên mặt băng ở Bắc Cực.