Dân Việt

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay?

Quốc Lê 26/10/2021 10:31 GMT+7
Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội. Sau các biến thiên của lịch sử, những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long xưa còn được gìn giữ?
Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 1.

1. Là một trong các di tích còn được bảo tồn nguyên vẹn trong Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, Cột cờ Hà Nội là một công trình lịch sử mang tính biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 2.

Được xây dựng từ năm 1805 - 1812 dưới thời vua Gia Long, cột cờ có tên gọi chính thức là Kỳ đài, nằm trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 3.

Cột cờ có kết cấu dạng tháp, cao 41 mét, gồm ba tầng đế và một thân cột, bên trong cờ có cầu thang dẫn lên trên đỉnh. Đỉnh Cột cờ là một lầu hình bát giác, chính giữa có một trụ tròn cao, là chỗ để cắm cán cờ. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 4.

Trong hơn hai thế kỷ tồn tại, Cột cờ Hà Nội đã chứng kiến nhiều thời khắc hào hùng của thủ đô. Hình ảnh công trình đặc biệt này từng được in trang trọng trên đồng tiền đầu tiên do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 5.

2. Đoan Môn là cổng chính phía Nam dẫn vào khu Cấm thành Thăng Long xưa. Đây là công trình bề thế nhất trong quần thể các di tích thuộc Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 6.

Được xây dựng vào thời Lê và tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn, Đoan Môn có 5 cổng kiểu vòm cuốn bằng đá cân xứng qua trục thần đạo của Hoàng thành. Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà vua, các cửa còn lại dành cho các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 7.

Sau những thăng trầm lịch sử, cánh cổng thành tuổi đời nhiều thế kỷ của kinh thành Thăng Long vẫn giữ được sự chắc chắn và uy nghiêm của mình. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 8.

Phía sau Đoan Môn, năm 1999 các nhà khảo cổ học đã đào hố khai quật rộng 85,2 m2 để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngày nay hố này được để lộ thiên cho du khách tham quan. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 9.

3. Nằm ở trung tâm Hoàng thành Thăng Long, điện Kính Thiên là cung điện quan trọng bậc nhất kinh thành Thăng Long xưa. Đây là nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, đón tiếp sứ giả nước ngoài hay thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 10.

Điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời Vua Lê Thái Tổ. Đầu thời Nguyễn, vua Gia Long dùng nơi đây này làm hành cung để vua sử dụng mỗi khi tuần du phía Bắc. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp phá bỏ hành cung Kính Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 11.

Ngay nay, dấu tích hành cung Kính Thiên xưa chỉ còn các bậc cấp và nền điện. Trước điện có 10 bậc cấp bằng đá với lan can tạo hình rồng, chia thành ba lối nền điện. Phía sau điện có 7 bậc cấp nhỏ hơn, hai bên có hai rồng đá với kiểu thức tương tự. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 12.

Theo các nhà nghiên cứu, đôi rồng đá điện Kính Thiên được dựng năm 1467. Đây là di sản kiến trúc có giá trị đặc biệt, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 13.

4. Nằm phía sau hành cung điện Kính Thiên, di tích Hậu Lâu là một công trình độc đáo trong Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 14.

Tòa nhà này được xây ở phía Bắc hành cung với mục đích trấn giữ, tạo sự yên bình (theo phong thuỷ) nên còn được gọi là Lầu Tĩnh Bắc hay Hậu Lâu (lầu phía sau). Do là nơi nghỉ của các nữ nhân trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ngự giá Bắc Thành nên nơi đây còn được gọi là lầu Công chúa. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 15.

Thời kỳ Pháp bắn phá Thành Hà Nội, Hậu Lâu đổ nát, sau đó được người Pháp dựng lại để làm nơi đóng quân của quân đội Pháp. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 16.

Do vậy, kiến trúc Hậu Lâu hiện nay là sự hòa trộn giữa kiến trúc cung đình Việt Nam và kiến trúc Pháp thế kỷ 18. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 17.

5. Nằm trên phố Phan Đình Phùng, Chính Bắc Môn hay Cửa Bắc được xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc của Hoàng thành Thăng Long thời Lê. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 18.

Tương tự Đoan Môn, Bắc Môn được xây theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới. Phần thành được xây dựng hết sức kiên cố bằng đá và gạch, chân kè bằng đá. Cổng thành thông từ mặt trước ra mặt sau, được xây kiểu vòm cuốn. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 19.

Phần lầu được tái dựng một phần bằng khung gỗ theo lối chồng diêm tám mái, lợp ngói ta, trổ cửa ra bốn hướng. Đây là nơi thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, hai nhân vật lịch sử đã hi sinh cho công cuộc bảo vệ thành Hà Nội trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Ảnh: Tri thức và cuộc sống

Những công trình nào của Hoàng thành Thăng Long còn lại đến nay? - Ảnh 20.

Theo các nhà nghiên cứu, dù Bắc Môn là công trình do nhà Nguyễn xây dựng, dưới chân cổng thành này là tầng tầng lớp lớp di chỉ thành quách từ các triều đại trước đó, khẳng định sự liên tục trong lịch sử ngàn năm của Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Tri thức và cuộc sống