Đau dạ dày do những thói quen xấu khi ăn. Cách đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn là từ bỏ thói quen xấu. Đặc biệt với những người có tiền sử về bệnh dạ dày cần tránh ngay 7 thói quen ăn uống sau đây để cải thiện tình trạng bệnh:
Hầu hết mọi người thường chú ý ăn đồ nóng, ấm vào mùa thu và mùa đông mà nhưng mùa hè lại tự cho phép mình ăn quá nhiều đồ lạnh, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa.
Đặc biệt ở dạ dày, là cơ quan rất nhạy cảm với khí hậu và nhiệt độ. Khi bị kích thích bởi không khí lạnh, dạ dày dễ bị những cơn co thắt, gây đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Ăn quá no sẽ gây quá tải cho hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Khi đó, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ dẫn tới dạ dày hoạt động chậm lại hẳn. Khi thức ăn không tiêu hóa và hấp thụ hết, cộng với quá trình chuyển hóa tạo ra năng lượng quá mức nên cũng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, đây cũng là nguồn cơn của vô vàn loại bệnh gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Không ăn sáng
Trên thực tế, việc duy trì 3 bữa ăn mỗi ngày cực kỳ quan trọng, nhất là vào buổi sáng. Sau giấc ngủ dài vào ban đêm, năng lượng cơ thể đã cạn kiệt, nếu không ăn uống kịp thời, dạ dày bị kích thích bởi axit dịch vị, theo thời gian chức năng tiêu hóa sẽ suy giảm rất nhiều, gây ra bệnh dạ dày, viêm loét và lâu ngày là ung thư dạ dày.
Ăn quá nhanh
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người có thói quen ăn nhanh, nhai vội vàng. Các chuyên gia khuyến cáo đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho dạ dày.
Việc ăn quá nhanh thường gây nên hiện tượng khó tiêu hoá vì khi lượng thức ăn vào cơ thể quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá thức ăn. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
Ăn khuya
Giới trẻ ngày nay thường có xu hướng sống về đêm nhiều nên thói quen ăn uống cũng thay đổi, khiến ăn khuya trở nên phổ biến.
Tai hại nhất của việc ăn khuya là làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột. Về đêm, lẽ ra 2 cơ quan này được nghỉ ngơi nhưng lại phải làm việc quá sức, dẫn đến suy giảm chức năng và sớm mắc bệnh. Đồng thời, việc ăn đêm cũng sẽ ảnh hưởng giấc ngủ, gây khó ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi thêm.
Lạm dụng thuốc
Chúng ta thường có thói quen dùng thuốc giảm đau, kháng sinh ngay cả khi chỉ là những cơn đau đơn thuần như đau đầu, đau cơ, đau khớp… mà không lường đến hậu quả nặng nề cho dạ dày.
Các loại thuốc này khi vào cơ thể sẽ kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, giết chết các vi khuẩn có lợi, gây chảy máu dạ dày , thậm chí gây ra vết loét suốt thời gian dài mà không có triệu chứng nào.
Ăn nhiều đồ chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến rất hấp dẫn bởi vì chúng được tẩm ướp nhiều hương liệu tạo cảm giác ngon miệng hơn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp và ung thư nội tạng bởi hàm lượng chất bảo quản thực phẩm có trong các đồ ăn sẵn là rất lớn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không cần thiết phải nói không với đồ ăn chế biến sẵn, nhưng thực phẩm tốt nhất vẫn là thực phẩm tươi sống cho bữa ăn hàng ngày.
Uống nhiều rượu bia, nước ngọt có ga
Theo 1 nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, những người uống đồ uống có đường mỗi ngày, bao gồm cả nước ngọt có ga, thức uống trái cây có nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa cao hơn 59%.
Đặc biệt, nếu bạn thường uống chúng khi lạnh thì nguy cơ kích ứng dạ dày, đường tiêu hóa càng cao. Về lâu dài gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho dạ dày.
Ngoài ra, thói quen uống rượu bia không chỉ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày mà còn có cả bệnh ung thư phổi , ung thư gan...