Tống Mỹ Linh là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Bà sinh ngày 5/3/1897 tại Thượng Hải, Trung Quốc, qua đời ngày 23/10/2003 tại New York, Mỹ, hưởng thọ 106 tuổi.
Tại Trung Quốc, đến ngày nay cái tên Tống Mỹ Linh vẫn còn được nhắc đến rất nhiều. Người ta nhắc đến bà không phải vì bà từng là đệ nhất phu nhân của ngài tổng thống Tưởng Giới Thạch. Mà nhiều người nhắc tới bà bởi bà là một tượng đài của nhan sắc, tài năng, quyền lực, đại diện cho phụ nữ trong thế kỷ 20. Hơn nữa, bà còn là một tấm gương sống thọ.
Theo tiết lộ của Hà Chiếm Bân - bác sĩ tư của Tống Mỹ Linh thì năm 40 tuổi bà đã bị ung thư vú. Nhờ phát hiện sớm và điều trị tích cực nên khống chế được tế bào ung thư.
Vị bác sĩ này phân tích bí quyết sự trường thọ của Tống Mỹ Linh bao gồm: Thứ nhất, tâm thái bình hòa, mọi việc đều nghĩ ổn thỏa, không giữ lo lắng trong lòng; thứ hai, cuộc sống cuối đời hầu như không có áp lực gì; thứ ba, bà rất thích có người xoa bóp, vỗ đầu gối, day vai, chà gan bàn chân để giúp khí huyết lưu thông; và thứ tư, bà rất chú ý chất lượng thực phẩm.
Khi còn sống, Tống Mỹ Linh đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống, nhất là tỷ lệ tiêu thụ thịt và rau, kiểm soát lượng đường và muối, loại bỏ dầu và chất béo.
Trong bữa ăn của bà Tống, có 2 loại rau thường xuyên xuất hiện. Đó là rau cần tây và rau bina.
Hợp chất apigenin trong cần tây có vai trò trong y học cổ truyền Trung Quốc như một chất chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus và chống oxy hóa. Nó cũng có thể có các đặc tính giúp chống lại bệnh ung thư.
Cần tây chứa một flavonoid gọi là luteolin. Các nghiên cứu đã tìm thấy luteolin có thể có đặc tính chống ung thư giúp ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư và gây chết tế bào. Các tác giả của nghiên cứu này đã đề xuất rằng, luteolin có thể làm cho các tế bào ung thư dễ bị tấn công bởi hóa chất hơn trong các phương pháp điều trị.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng, chiết xuất từ cần tây cũng có thể giúp ngăn ngừa: Cải thiện huyết áp, cải thiện tình trạng tăng lipid máu bệnh gan và vàng da, tắc nghẽn đường tiết niệu, bệnh gout, rối loạn thấp khớp. Bên cạnh đó, người ta dùng hạt cần tây để chữa: viêm phế quản, hen suyễn, bệnh vẩy nến và các rối loạn da khác, nôn mửa, sốt.
Không phải ngẫu nhiên mà cải bó xôi lại được mệnh danh là "cây rau thần kỳ" vì không chỉ là một loại rau dễ ăn mà còn chứa rất nhiều vitamin giúp chữa rất nhiều bệnh, đặc biệt một lượng lớn flavonoid có trong cải bó xôi giúp chống ung thư, nó làm giảm quá trình phân chia tế bào trong dạ dày và thu nhỏ các tế bào ung thư.
Thành phần trong cải bố xôi ít calo, giàu chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng, cải bó xôi chứa hơn 35 loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu. Ăn cải bó xôi thường xuyên sẽ tốt cho mắt và da, giúp xương chắc khỏe, làm giảm quá trình phân chia tế bào trong dạ dày và thu nhỏ các tế bào ung thư. Flavonoid có trong cải bó xôi cũng có tác dụng đáng kể trong việc chống lại sự xuất hiện của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, ăn cải bó xôi sẽ đảm bảo duy trì mức độ khỏe mạnh của các tế bào máu trắng hơn nữa còn giúp chống lại bệnh nhiễm trùng và giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.