'Hai nhà thầu' quốc phòng General Dynamics và Epirus, Inc., có trụ sở tại Hoa Kỳ đang hợp tác nghiên cứu giải pháp 'trình làng' một loại xe bọc thép sở hữu khẩu pháo vi sóng công suất lớn đến mức 'không tưởng và bá đạo' nhất hiện nay. Đây được hứa hẹn là loại vũ khí có khả năng tiêu diệt 'bầy đàn' máy bay không người lái trong tích tắc cũng như vô hiệu hóa được tất cả các phương tiện trên đất liền và trên biển. Với sức 'hủy diệt kinh hoàng' như vậy, câu hỏi đặt ra nó sẽ ảnh hưởng đến con người như thế nào?
Một trong những mối đe dọa mới nguy hiểm nhất đối với quân đội Hoa Kỳ là mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Năm 2016, một máy bay không người lái của IS đã giết chết hai chiến binh người Kurd và làm bị thương hai người điều hành lực lượng đặc biệt của Pháp. Để đối phó, quân đội Hoa Kỳ đã nhanh chóng triển khai vũ khí chống máy bay không người lái cầm tay DroneDefender (loại vũ khí điện tử sử dụng sóng vô tuyến do hãng Battelle chế tạo) cho quân đội Hoa Kỳ ở Trung Đông và lên kế hoạch làm thế nào để chống lại mối đe dọa mới này.
Tất cả những điều này đã khơi mào cho 'cuộc chiến chạy đua vũ trang' hoàn toàn mới, khi hai bên, máy bay không người lái và máy bay phản lực, chạy đua để vượt lên nhau, sử dụng công nghệ mới để khai thác những lỗ hổng trong khả năng của đối thủ. Bên chống máy bay không người lái triển khai các thiết bị gây nhiễu và để đáp lại, phía máy bay không người lái triển khai các rô bốt tự điều hướng. Bên chống máy bay không người lái triển khai súng máy, súng ngắn và tia laze, còn phía máy bay không người lái di chuyển theo 'bầy' tạo thành một mạng lưới hỗ trợ va bọc lót cho nhau để áp đảo quân phòng thủ của con người. Hiện tại, máy bay không người lái đang chiếm ưu thế.
Nhưng thế cân bằng này có thể thay đổi với sự ra đời của một hệ thống vũ khí Phòng không Tầm ngắn mới sử dụng vi sóng công suất cao do General Dynamics và Epirus nghiên cứu sản xuất, một hệ thống mà họ hy vọng Quân đội có thể áp dụng để phòng thủ trước sự tấn công ồ ạt của máy bay không người lái trong khu vực.
Hệ thống mới này bao gồm việc trang bị cho xe bọc thép bộ binh bánh lốp General Dynamics Stryker 8x8 vũ khí năng lượng Leonidas. Leonidas là vũ khí năng lượng vi sóng di động, mạnh mẽ có thể được sử dụng để vô hiệu hóa một loạt máy bay không người lái đồng thời hoặc hạ gục các máy bay không người lái riêng lẻ trong một nhóm với độ chính xác cực cao. Nó hoạt động bằng cách bắn ra các xung năng lượng điện từ Chùm tia mà nó bắn ra có thể được thu hẹp hoặc mở rộng dựa trên các thông số kỹ thuật của mục tiêu.từ ăng-ten hình thìa với tốc độ cực cao, tương đương với nhiều viên đạn trong một giây trên bề mặt rộng làm quá tải các thiết bị điện tử trên máy bay không người lái, khiến nó ngay lập tức ngừng hoạt động rơi khỏi bầu trời. Leonidas là hệ thống Counter-UAS đầu tiên sử dụng vi sóng công suất cao (HPM) trạng thái rắn, được xác định bằng phần mềm để vô hiệu hóa các mục tiêu điện tử, mang lại khả năng kiểm soát định dạng chùm tia kỹ thuật số cho phép xác định chính xác và an toàn vô song cho người vận hành.
Trước đó, không quân Hoa Kỳ đã phát triển hai vũ khí điều hướng năng lượng High Energy Laser (HELWS), PHASER và Tactical High Power Operational Responder (THOR), để bảo vệ các căn cứ không quân khỏi các 'bầy' máy bay không người lái. PHASER đã được triển khai ở nước ngoài nhưng vẫn chưa có thông tin nào về việc nó có thực sự tham chiến hay không.
Mặc dù con người không phải là mục tiêu của loại vũ khí mới này, nhưng các nhà quân sự vẫn còn chút lo ngại nếu sử dụng chống lại các phương tiện và tàu thuyền trên mặt đất có thể khiến những người gần đó tiếp xúc với năng lượng vi sóng. Tuy nhiên, thử nghiệm cho thấy hệ thống này không gây thương tích nghiêm trọng, những người trên tàu mà bị vô hiệu hóa động cơ bằng bức xạ vi sóng sẽ an toàn hơn so với sử dụng pháo tự động 30 mm.
Khi Lầu Năm Góc bắt đầu phát triển và khai thác vũ khí vi sóng công suất lớn, một câu hỏi chưa được giải đáp là những vi sóng này ảnh hưởng đến con người như thế nào? Sự bùng phát mạnh mẽ của loại bức xạ điện từ có thể làm tê liệt hoặc giết chết, hoặc chỉ gây ra đau đớn đủ để khiến ai đó 'ra đi' được đặt ra. Chính vì thế, quân đội Hoa Kỳ đã triển khai thử nghiệm 'Hệ thống Từ chối Chủ động', một hệ thống kiểm soát đám đông dựa trên bức xạ vi sóng được thiết kế để xua đuổi những kẻ bạo loạn với những cơn đau bùng phát vào năm 2012. Đây là video của Lực lượng Dự bị Thủy quân lục chiến cho thấy ADS đang hoạt động: