Dân Việt

Hà Tĩnh: Trồng cam đặc sản là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, một Chủ tịch Hội Nông dân xã thu hàng trăm triệu/năm

Tập Thỏa 06/12/2021 06:00 GMT+7
Được bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân xã Kim Hoa, Hương Sơn (Hà Tĩnh), tuy “một vai, hai gánh” anh Phan Trọng Nam luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, là chủ nhân sản phẩm OCOP cam duy nhất của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), thu nhập hàng trăm triệu/năm.


Clip: Anh Phan Trọng Nam với sản phẩm OCOP cam chanh đầu tiên của huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Từ năm 2016 đến nay, anh Phan Trọng Nam, SN 1980 trú tại thôn Tân Hoa, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) được nhân dân, chính quyền địa phương bầu làm Chủ tịch Hội Nông Dân xã.

Cán bộ Hội “một vai, hai gánh” chủ nhân của sản phẩm OCOP cam duy nhất của huyện, thu nhập hàng trăm triệu/năm - Ảnh 2.

Anh Nam bật mí cam Hương Sơn có hương vị thơm đặc trưng, vị ngọt thanh, đậm đà. Ảnh: PV

Tuy "một vai, hai gánh" nhưng anh Nam năng nổ, nhiệt tình trong công việc được giao. Không những thế, anh Phan Trọng Nam còn là tấm gương đi đầu trong phong trào thi đua, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Anh Phan Trọng Nam tâm sự: "Khi được chính quyền địa phương và nhân dân tin tưởng giao phó công việc chung, tôi cảm thấy rất vinh dự, tự hào. Tôi xem đây là cơ hội để mình hoàn thiện mình, phát triển tốt bản thân".

Cán bộ Hội “một vai, hai gánh” chủ nhân của sản phẩm OCOP cam duy nhất của huyện, thu nhập hàng trăm triệu/năm - Ảnh 3.

Chất lượng ngày càng nâng lên, vườn ở đây không cần phải đưa cam xuống chợ, khách hàng đến thu mua tại vườn. Ảnh: PV

Gia đình anh Phan Trọng Nam có truyền thống trồng cam lâu đời, nguồn thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào việc phát triển vườn cam. Ngay từ nhỏ, anh Nam đã gắn bó với cây cam, học hỏi được nhiều kinh nghiệm chăm sóc cây từ gia đình.

Từ đó anh Phan Trọng Nam có niềm yêu thích, say mê với loại cây có múi này. Từ đó anh có ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình bằng loại cây truyền thống.

Cán bộ Hội “một vai, hai gánh” chủ nhân của sản phẩm OCOP cam duy nhất của huyện, thu nhập hàng trăm triệu/năm - Ảnh 4.

Vườn cam được anh Nam đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Ảnh: PV

Quyết tâm vươn lên tất cả, anh Phan Trọng Nam đã tự mày mò đọc sách, báo, mạng Internet về kỹ thuật trồng cam an toàn theo hướng VietGAP để áp dụng tại vườn nhà mình. Bên cạnh đó, anh đi tham quan nhiều nơi, học hỏi kinh nghiệm tại các mô hình trồng cam trong và ngoài tỉnh, đồng thời tích cực tham gia các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ do Hội Nông dân tổ chức, từ đó tìm ra hướng làm giàu phù hợp với điều kiện của bản thân và địa phương.

Cán bộ Hội “một vai, hai gánh” chủ nhân của sản phẩm OCOP cam duy nhất của huyện, thu nhập hàng trăm triệu/năm - Ảnh 5.

Anh Phan Trọng Nam bên vườn cam chín vàng, trĩu quả. Ảnh: PV

Chia sẻ về quyết định trồng cam, anh Phan Trọng Nam nói: "Điều kiện tự nhiên ở Hương Sơn khó để phát triển các loại cây nông nghiệp, cây ngắn ngày, chỉ thích hợp với phát triển kinh tế vườn đồi. Gia đình tôi cũng có truyền thống trồng cam, nên từ nhỏ tôi đã có niềm đam mê, yêu thích với loại cây này.

Năm 2008, tôi lập gia đình sau đó quyết định trồng cây cam làm cây chủ lực để phát triển kinh tế chính hộ gia đình. Tôi trồng 700 gốc giống cam chanh trên diện tích 2 ha đất đồi của gia đình.

Cán bộ Hội “một vai, hai gánh” chủ nhân của sản phẩm OCOP cam duy nhất của huyện, thu nhập hàng trăm triệu/năm - Ảnh 6.

Cam chín vàng, mọng nước mang vị ngọt thanh đặc trưng là thứ quả có giá trị kinh tế cao của miền núi thơm Hương Sơn (Hà Tĩnh). Ảnh: PV

Năm 2016, tôi được chính quyền địa phương và nhân dân tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân xã. Là người cán bộ Hội, nắm bắt được chủ trương về phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng sản phẩm OCOP nên tôi đã mạnh dạn cải tạo xây dựng vườn cam của mình theo hướng sản xuất an toàn VietGAP và được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh vào năm 2020".

Cán bộ Hội “một vai, hai gánh” chủ nhân của sản phẩm OCOP cam duy nhất của huyện, thu nhập hàng trăm triệu/năm - Ảnh 7.

Để cam năng suất cao, quả đẹp, không sâu bệnh, anh Nam đã dùng "mẹo" để bắt sâu, bướm... mà không phun thuốc. Ảnh: PV

Theo anh Nam, diện tích đất là có hạn mình phải tìm cách để nâng cao năng suất, chất lượng của cam. Bên cạnh đó, chăm sóc cây kỹ để tăng tuổi thọ, khi cam ra quả quan tâm đến mật độ trái, phải cắt tỉa bớt để quả cho chất lượng tốt nhất.

Để trái cam đạt chất lượng, các nhà vườn cần chú ý đến khuôn mẫu đồng đều, màu sắc quả, độ ngọt đặc trưng và căn thời điểm quả chín để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cán bộ Hội “một vai, hai gánh” chủ nhân của sản phẩm OCOP cam duy nhất của huyện, thu nhập hàng trăm triệu/năm - Ảnh 8.

Anh Phan Trọng Nam - thôn Tân Hoa, xã Kim Hoa với sản phẩm OCOP cam chanh đầu tiên của huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Văn Khanh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn, cho biết: "Anh Phan Trọng Nam là một cán bộ năng nổ, nhiệt tình trong các công tác của Hội Nông dân xã Kim Hoa. Không những hoàn thành tốt công tác của tổ chức đề ra, anh Nam còn là người mạnh dạn trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. 

"Sản phẩm cam chanh Huy Mạnh của anh Nam đạt chứng nhận OCOP đầu tiên và duy nhất về cam của huyện Hương Sơn. Từ mô hình hiệu quả của anh Nam, bà con nhân dân sẽ nhân rộng mô hình để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo vùng kinh tế nông thôn. Tiềm năng kinh tế của vùng đất đồi Kim Hoa đang được những thế hệ cán bộ trẻ, đầy nhiệt huyết như anh Phan Trọng Nam phát triển" - ông Phan Văn Khanh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn.