Theo ông Phan Văn Mãi, hoạt động giám sát nhằm tìm ra và chỉ rõ những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị. Trong thời gian tới, ông mong muốn từng đại biểu sẽ phát huy sở trường, quan hệ của mình để đóng góp cho hoạt động chung của Trung ương, Quốc hội và sự phát triển của TP.HCM.
Ông Phan Văn Mãi lưu ý, Đoàn ĐBQH TP.HCM cần tập trung giám sát những vấn đề cử tri đang quan tâm, bức xúc và những nội dung cần tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách pháp luật để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, chú trọng theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, giải quyết dứt điểm các vụ việc kéo dài.
"Có thể các đại biểu ngại vì giám sát tôi. Nhưng ở đây, chúng ta không ngại mà cần làm đúng vai. Đại biểu Quốc hội cần làm việc có trách nhiệm trước hiến pháp, pháp luật" - Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chia sẻ.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết - Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM cho biết, sau khi Đoàn ĐBQH giám sát, cho ý kiến, UBND TP sẽ triển khai thực hiện. Theo bà Tuyết, hoạt động giám sát còn giúp Chủ tịch UBND TP có thêm góc nhìn khác trong công tác điều hành.
ĐB Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đề nghị cần có Luật Đô thị đặc biệt đối với TP.HCM với cơ chế mạnh hơn Nghị quyết 54, giúp TP.HCM tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, về tổ chức bộ máy trong bối cảnh nhiều xã, phường có dân số quá đông.
Liên quan công tác giám sát, ĐB Trần Hoàng Ngân đề nghị chú trọng giám sát đầu tư công, giám sát về nhà đất công với các câu hỏi: "Vì sao giải ngân vốn đầu tư công chậm? Vì sao có nhiều công trình dở dang? Vì sao nhiều dự án treo?".
ĐB Trần Hoàng Ngân cũng cho rằng nên phát huy vai trò của một hoặc một nhóm ĐB, cùng liên kết và đi giám sát các vấn đề người dân quan tâm, bức xúc. Cách thức này giúp Đoàn ĐBQH TP.HCM giám sát bao phủ ở nhiều vấn đề trên địa bàn TP.HCM.
Trao đổi tại hội nghị, đại biểu Trần Hoàng Ngân - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - cho rằng trong công tác xây dựng pháp luật của năm 2022, đoàn cần tập trung chuẩn bị nghị quyết thay thế cho Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố.
Tương tự, Đại biểu Nguyễn Thanh Sang, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM cũng góp ý Đoàn ĐBQH TP.HCM cần giám sát công tác quản lý tài sản công vì đây là vấn đề nóng trên bình diện chung.
Đại biểu Trần Kim Yến, Bí thư Quận ủy quận 1 kỳ vọng trong thời gian tới, thông qua hoạt động giám sát và tham mưu, Đoàn ĐBQH TP.HCM sẽ giải quyết dứt điểm các vấn đề bức xúc của người dân, đặc biệt các vụ việc kéo quá dài.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng cho hay, trong cuộc giám sát thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, đơn vị sẽ có giám sát về nhà đất công và giám sát một số địa chỉ của các cơ quan T.Ư đang đóng trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TP, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM Phan Văn Mãi, đánh giá công tác hoạt động của đơn vị trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua thể hiện sự chủ động, sáng tạo để thích ứng với điều kiện. Cùng với kiến nghị của các đại biểu, năm sau, Đoàn ĐBQH TP.HCM sẽ tập trung giải quyết dứt điểm một số vụ việc kéo dài, tập trung vào những vấn đề cử tri đang quan tâm, bức xúc và những nội dung cần tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách pháp luật...