Điện thoại Vertu ban đầu được thành lập vào năm 1998 bởi Nokia và Frank Nuovo, tập trung vào sản xuất điện thoại di động sang trọng. Giống như ngành kinh doanh đồng hồ xa xỉ, Vertu tập trung vào chất lượng hơn số lượng, và tạo ra những chiếc điện thoại di động có vẻ ngoài khác biệt, táo bạo với chất liệu cao cấp hy vọng sẽ thu hút những cá nhân giàu có và một phận người dùng tiềm năng của riêng mình.
Trong ngành công nghiệp điện thoại di động, cái tên điện thoại Vertu đã trở thành đồng nghĩa với sự sang trọng, xa hoa. Trong những năm qua, thương hiệu này đã tạo ra một số điện thoại di động giá cao nhưng thường lỗi thời về mặt công nghệ, nhưng lại được chế tác từ những vật liệu sang trọng hướng đến người giàu có là chính. Từ nắp lưng bằng da cá sấu đến các nút chạm khắc từ đá quý đến dịch vụ trợ giúp đặc biệt 24/7 sẵn sàng trả lời các câu hỏi, đặt chỗ và thậm chí lên kế hoạch cho một chuyến đi, điện thoại Vertu mang đến trải nghiệm di động độc đáo với chi phí cắt cổ, điển hình là trên hàng chục nghìn đô la. Nhưng cuối cùng, giấc mơ về một chiếc điện thoại sang trọng có thể đã kết thúc sớm không như mong muốn.
Có thể thấy, vào năm 2012 công ty mẹ Nokia tràn ngập trong bộn bề khó khăn, Vertu bị bán cho một quỹ đầu tư Bắc Âu. Năm 2015, quỹ này đem Vertu bán lại cho một công ty có trụ sở ở Hong Kong. Năm 2017, Vertu về tay một gia đình Thổ Nhĩ Kỳ rồi… phá sản, nhà máy tại Anh bị đóng cửa. Tổng cộng, trong vòng nửa thập kỷ, Vertu đã bị sang tay tới 3 lần, và đã "chết" một lần trước khi trở lại cùng dòng Aster P. Ra mắt năm 2018, dòng điện thoại này ban đầu chỉ có mặt tại Trung Quốc.
Khi được hỏi vì đâu điện thoại Vertu rơi vào tình cảnh này. Có giả thuyết đặt ra rằng, chính sự trổi dậy dòng điện thoại iPhone của Apple đã đưa công ty mẹ Nokia và Vertu vào tình cảnh hẩm hiu khốn cùng.
Để hiểu rõ hơn, cùng nhìn lại lịch sử thị trường vào trước năm 2007. Lúc chưa có iPhone, thị trường di động nhìn chung vẫn xoay quanh điện thoại tính năng nghe gọi là chính. Ngay cả smartphone BlackBerry hay Symbian (Nokia, Sony Ericsson) cũng có tính năng quan trọng nhất là gọi điện. Trải nghiệm di động nói chung là nhàm chán và không thực sự có gì đột phá cả. Người dùng có một lý do duy nhất để lơ Vertu là các nâng cấp mang tính sang trọng về thiết kế cao cấp đơn thuần của hãng này không còn giá trị nhiều như các tính năng tiện ích thông minh, trong khi nhu cầu của thị trường thì đang cần một bước chuyển mới về mặt thông minh, tiện ích nhiều hơn.
Ở đây có một vấn đề phải nhìn nhận rằng, bản chất cao cấp của điện thoại là không cần bàn cãi, nhưng điều hiển nhiên là người tiêu dùng xa xỉ vẫn muốn có những bộ tính năng, trải nghiệm và công nghệ mới nhất mà bối cảnh thị trường kỹ thuật số cung cấp. Trong khi việc cứu vãn cấu trúc thượng tầng chế tác cao cấp của Vertu lại không thể khắc phục được bài toán này. Vertu đã thiết kế và trang trí các thiết bị theo ý muốn và thị hiếu của riêng mình. Trong khi các công ty khác như Apple có thể cung cấp tùy chỉnh này có lợi thế hơn Vertu, vì theo Apple mọi thứ từ kiểu dáng và tính năng điện thoại được sử dụng cho điện thoại thông minh được cá nhân hóa đều do khách hàng mong cầu quyết định.
Vì mấu chốt này nên sự xuất hiện của iPhone đã thay đổi tất cả. Apple tạo ra một cú sốc lớn tới mức người tiêu dùng trên toàn cầu phải nhìn lại vị trí của chiếc điện thoại trong cuộc sống của họ. Gọi điện hay thiết kế vật liệu cao cấp không còn là tính năng quan trọng nhất với người dùng điện thoại nữa, mà các thứ như kết nối Internet, camera, video, nhạc số, ứng dụng đa phương tiện được đặt lên hàng đầu. Chính vì không đáp ứng được điều này nhanh chóng, điện thoại Vertu lìa dần khỏi tầm mắt người dùng và nhanh chóng nhường chỗ cho iPhone.
Ít nhất, Nokia còn có thể chống đỡ được trào lưu này qua Symbian, qua Windows Phone và thậm chí là cả Android (Nokia X). Nhưng Vertu thì không. Phải đến 2013, Vertu mới có chiếc "modern smartphone" đầu tiên chạy Android. Ở mức giá 9.600 USD, Vertu Ti dùng màn hình độ phân giải 800 x 480 và chip Snapdragon S4 lõi kép 1.7GHz. Trong khi trước đó cả nửa năm, Galaxy S4 đã có màn hình 5 inch Full HD và chip Snapdragon 600 lõi tứ.
Một sự thật khác mà ai cũng thấy đó là người giàu đã dần thay đổi thói quen sử dụng di động của mình. Hay nói cách khác là những người giàu đam mê điện thoại giờ đã khác: thay vì chỉ mua thiết bị sang chảnh, đắt tiền từ một thương hiệu như Vertu mắc kẹt trong lối thiết kế cao cấp quá "cứng", họ sẽ mua một chiếc điện thoại thông thường như iPhone nhưng được chế tác đính thêm vàng, kim cương, ngọc bích bởi một bên thứ ba thay thế khác.
Nói tóm lại, những sự kiện trên cho thấy, dòng điện thoại bọc da cá sấu, màn hình sapphire hay vỏ titan cực đắt tiền đã dần mất đi phần lớn ý nghĩa trong con mắt định vị của thị trường người tiêu dùng. Trong khi đó iPhone ra đời, Samsung bùng nổ, điện thoại Vertu bị đẩy vào thế khó bắt kịp với các công nghệ mới đi đầu.