Theo Washington Post, các đối thủ của dự án - các nước EU và chính quyền Mỹ - đang buộc Thủ tướng mới của Đức, ông Olaf Scholz, không cho "Dòng chảy phương Bắc - 2" khởi động nếu Nga tiếp tục "gây hấn" ở Ukraine.
Theo bài báo, thực chất là họ đang yêu cầu ông mạo hiểm tương lai năng lượng của đất nước, quên đi lợi ích đường ống này mang lại và biến nó thành "cậy gậy chống Putin". Ngoài ra, những người chỉ trích dự án cho rằng người Đức "tình nguyện đưa cổ mình tròng vào ách của Putin".
Fayola kết luận rằng tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz bị mắc kẹt trong bẫy của Liên minh châu Âu. Ông còn chịu sức ép của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock.
Chuyên gia năng lượng của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Nikos Tsafos cho biết nếu Scholz quyết định đình chỉ "Dòng chảy phương Bắc - 2", thì điều đó sẽ đẩy ngành công nghiệp Đức vốn trông cậy vào nguồn năng lượng này rời xa chính phủ.
Hiện Châu Âu chưa rõ ông Putin thực sự muốn làm gì? Nga có hay không một kế hoạch tấn công Ukraine hay chỉ muốn khiêu khích khiến Ukraina sập bẫy, hoặc gây áp lực để buộc phương Tây phải thương lượng về những chủ đề Nga mong muốn ? Các nước châu Âu vẫn còn chia rẽ về cách đối phó. Một bên là những nước cho rằng cần ra tay trừng phạt trước khi xảy ra xung đột, đối thoại với Nga chỉ vô ích; bên kia gồm Đức, Pháp, Ý, Hy Lạp muốn duy trì các kênh liên lạc. Nhưng ít nhất lần này châu Âu đồng thuận được về tình trạng nghiêm trọng ở biên giới Ukraine.