Triệu Cao: "Cường hào giàu có không tưởng đẩy nhà Tần tới thảm cục diệt vong"
Triệu Cao đã trải qua cả ba đời quân chủ nước Tần là Tần Thủy Hoàng, Tần Nhị Thế và Tần Tử Anh, nắm quyền hành rất lớn. Ngoài ra, ông ta còn nổi tiếng là một tên tham quan hay sử dụng quyền lực của mình để can thiệp vào nền kinh tế quốc gia, đoạt kế sinh nhai của người dân, chiếm đoạt ruộng đất tư nhân, thao túng các chính sách về tô thuế và kiểm soát ngân khố quốc gia. Chỉ trong vài năm, Triệu Cao đã trở thành một cường hào giàu có không tưởng. Bản thân những tay chân thuộc hạ của Triệu Cao cũng nhờ đó mà thu vén về không ít của cải. Việc Triệu Cao tìm cách vơ vét không ngừng đã khiến nguồn tài chính của nhà Tần ngày càng suy yếu. Triệu Cao đã ở trong Tần cung hơn 20 năm, dựa vào sự gian trá lừa gạt, cộng thêm quyền thế trong tay, lòng tham vô đáy, không những vậy còn phát động 2 cuộc đảo chính triều đình, sát hạt nhiều người vô tội, nhanh chóng đẩy nhà Tần tới thảm cục diệt vong.
Lương Ký là con trai của tướng quân Lương Thương, và là anh trai của Hoàng hậu Thuận Liệt (hoàng hậu của Hán Thuận Đế) nên được phong chức Đại tướng quân và được giao quyền phụ chính. Lượng của cải ước tính khoảng 3 tỷ ngân lượng thời bấy giờ của Lương Ký được thu vén trong suốt thời gian làm quan chốn cung đình hơn 20 năm, còn được người đời gán cho cái tên "bạt hỗ tướng quân", ý chỉ sự ương ngạnh bá đạo.
Rất nhiều đại thần chính trực của Đông Hán như Lý Cố, Đỗ Kiều và những người khác đã luận tội Lương Ký nhiều lần, nhưng cuối cùng họ đều bị Lương Ký tìm cách hãm hại. Sau cùng, khi nhà của Lương Ký bị lục soát và tịch thu của cải, Hằng Đế đã bán đấu giá toàn bộ số tài sản này và thu được 3 tỷ ngân lượng, tương đương với một nửa tiền thuế của cả nước lúc bấy giờ.
Vương Ôn Thư khi còn trẻ không chịu làm gì và thường xuyên nhàn rỗi. Để cướp đồ đạc tài sản của người qua đường, hắn thường dùng búa giết người rồi đem chôn vào ban đêm. Hành vi man rợ này đã hun đúc nên tính cách chuyên chế bạo hành của hắn sau này. Đồng thời Vương Ôn Thư cũng từng tham gia trộm mộ khi còn trẻ. Sau này khi trở thành một vị quan nhỏ, do thành thạo xử lý các vụ án nên cũng nhanh chóng được thăng lên làm ngự sử. Vương Ôn Thư đã bắt rất nhiều vụ trộm cướp, cũng giết rất nhiều người, rồi lại được thăng chức lên làm đô úy, rồi được bổ nhiệm làm thái thú, một chức quan đứng đầu các quận thời cổ đại, nhiệm vụ chủ yếu là thu nạp cống phẩm địa phương để nộp cho triều đình. Đến cuối đời Vương Ôn Thư bị chu di ngũ tộc.
Vương ôn Thư có hai bộ mặt. Một bộ mặt vô cùng "lạnh", trước những người yếu thế, hắn tàn nhẫn và độc ác như sói như hổ. Một bộ mặt khác của hắn là kẻ xu nịnh. Trước những người không có quyền thế, hắn sẽ dùng sự tàn bạo để đạt được cái tham, trước những người quyền thế hơn hắn, hắn sẽ dùng xu nịnh để "hành tham".
Thạch Sùng là một đại thần trong thời Tây Tấn, đồng thời vừa là nhà văn vừa là phú hào. Ông vốn nhanh nhẹn và thông minh, hữu dũng hữu mưu, dựa vào quan hệ mà dần dần lên cao trong quan trường. Ông bắt đầu với tư cách là huyện lệnh Tu Võ, sau đó được bổ nhiệm làm thái thú của Thành Dương. Do tham mưu tiêu diệt nước Ngô nên được phong làm hương hầu An Dương, rồi lên các vị trí cao hơn như tướng quân Ưng Dương, lang tướng Nam Trung, hiệu úy Nam Man, thích sử Kinh Châu...
Thạch Sùng nổi tiếng vì cướp bóc ngang nhiên những thương nhân qua lại trong vùng, tích lũy của cải mà giàu có. Tài sản của Thạch Sùng được ví lớn hơn cả núi cả biển, phủ thất nguy nga tráng lệ nối dài, hàng trăm thê thiếp mặc áo gấm thêu hoa tinh xảo, trang trí đầy đủ ngọc ngà châu báu chói mắt. Người đời lưu truyền, trên đời có bao nhiêu thứ âm thanh tuyệt vời của tơ lụa tre trúc đều lọt vào tai của Thạch Sùng, bao nhiêu sơn hào hải vị chim quý trên đời đều bay hết vào bếp nhà ông.
Theo ghi chép, Trần Tự Cường "quang minh chính đại" mua quan, làm đến chức tể tướng quyền lực thời giữa Nam Tống. Với tư cách từng là gia sư khai sáng của nhân vật Hàn Thác Trụ (tể tướng dưới triều nam tống) mà Trần Tực Cường dễ dàng leo lên cao trong chốn quan trường. Chuyện Trần Tự Cường tham ô lách luật, mua quan bán chức được lưu truyền khắp nơi. Phàm là bất kể ai đến hỏi một chức quan, Trần Tự Cường đều cử người thương lượng giá cả. Sau khi việc ổn thỏa xong xuôi, Trần Tự Cường sẽ "quang minh chính đại" ban chức quan cho họ. Bất kỳ công văn của quan địa phương nào gửi lên kinh thành cho Trần Tự Cường, ngoài niêm phong đều phải chú thích rõ ràng "kèm chút vật phẩm". Nếu bức thư nào không có chú thích, chắc chắn Trần Tự Cường sẽ không mở ra.
Sái Kinh: Giả công mưu đồ tư, tích lũy của cải giàu có sánh ngang với gia tài quốc gia
Sái Kinh là người giữ chức vụ quan đầu triều nhiều lần nhất thời Bắc Tống và bị sử sách nhìn nhận là tham quan hay gian thần. Theo ghi chép, Sái Kinh giả công mưu đồ tư, tích lũy của cải giàu có sánh ngang với gia tài quốc gia, ngoài ra còn sở hữu tới 500.000 mẫu đất. Dường như còn chưa đủ, trong những năm cuối đời, Sái Kinh vẫn còn tham lam vô độ, làm giả giấy tờ sổ sách để nhận gấp đôi bổng lộc thừa tướng, bị người đời tố là vô sỉ.
Nguyên Tái: Tham quan sở hữu số lượng "bất động sản" siêu khủng
Nguyên Tái là viên quan phục vụ dưới thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, giữ cương vị tể tướng qua hai triều Đường Túc Tông và Đường Đại Tông, và là nhân vật nắm hết uy quyền vào nửa cuối thời vua Đại Tông trở đi. Ông được nhận định là một nhân vật có đủ năng lực để đảm nhận cương vị thừa tướng, nhưng xảo trá và tham tàn
Theo ghi chép, Nguyên Tái thậm chí còn tham ô tới 64 tấn hạt tiêu. Nguyên Tái rất có hứng thú với đồ gỗ, xây nhà. Đây cũng là một phần không thể thiếu trong bộ ba tam khúc mà bất kỳ tham quan nào cũng mê mệt ( tiền bạc, nhà ở, mỹ nữ). Những ngôi nhà thuộc sở hữu của Nguyên Tái đóng chiếm ở cả ba phường sầm uất là Đại Ninh, An Nhân, Trường Thọ. Có tất cả 109 phường ở kinh đô Trường An vào thời nhà Đường và nhà của Nguyên Tái đã chiếm 3 phần. Điều này có thể thấy quy mô và số lượng "bất động sản" không hề ít của vị quan này.
Lưu Cẩn: Hoạn quan quyền lực mạnh nhất
Lưu Cẩn nằm trong Bát đảng, là một nhóm hoạn quan gồm 8 người có quyền lực mạnh nhất trong thời Chính Đức của nhà Minh. Lưu Cẩn giáng chức hoặc bỏ tù những vị quan không hối lộ mình. Để vơ vét tiền bạc của cải, Lưu Cẩn không ngần ngại công khai việc đưa hối lộ và nhận hối lộ, sau đó, lệnh cho tuần phủ đến kinh thành nhận chỉ dụ. Những người hối lộ nhiều sẽ được thăng chức, những người không hối lộ sẽ gặp rắc rối: họ có thể bị giáng chức, hoặc bỏ tù, hoặc bị cho xuống làm binh. Lưu Cẩn nổi tiếng tham ô vơ vét vàng bạc quốc khố để làm đầy túi mình.
Nghiêm Tung: Tham ô phủ bại cả hai đời cha con, kiểm soát việc nhận hối lộ trong Sử bộ và Binh bộ
Nghiêm Tung, là một nhà chính trị, một quyền thần dưới thời nhà Minh. Trong sử sách, hai cha con Nghiêm Tung đã kiểm soát việc nhận hối lộ trong Sử bộ và Binh bộ. Vì Nghiêm Tông rất được lòng hoàng đế Gia Tĩnh, đượcc trọng dụng nên lại càng ỷ thế , dần dần trở nên kiêu ngạo ngang ngược, từ đó dẫn tới tham ô phủ bại. Con trai của Nghiêm Tung là Nghiêm Thế Phiên, do dựa vào quyền lực của cha mà càng tỏ thế cuồng vọng, cao ngạo, chuyên làm những việc bất cần trái kỷ luật. Hai cha con Nghiêm Tung đầu tiên khống chế điều khiển Sử bộ và Binh bộ, mở đầu cho việc thuận tiện nhận hối lộ để mua quan bán chức.
Hòa Thân: Tài sản gia đình của Hòa Thân vượt quá thu nhập của triều đình trong mười năm
Hòa Thân là một trọng thần dưới triều vua Càn Long. Ông được biết đến như là một đại tham quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Tài sản gia đình của Hòa Thân vượt quá thu nhập của triều đình trong mười năm. Khối tài sản tích lũy của Hòa Thân được cho là lớn nhất trong lịch sử các tham quan từ nhiều triều đại trước đây, không ai sánh kịp trong số các bộ trưởng dân sự và quân sự trước đây. Sau khi vua Càn Long qua đời, Gia Khánh đã ra lệnh cho Hòa Thân tự kết liễu đồng thời cũng khám xét nhà của Hòa Thân. Người ta ước tính rằng giá trị tài sản trong nhà Hòa Thân là 800 triệu lượng bạc, vượt quá thu nhập của triều đình trong mười năm.