Sự xuất hiện đột ngột của biến thể Omicron khiến nhiều quốc gia trên thế giới đã phải tạm đóng cửa biên giới đối với khách du lịch tới từ miền nam Châu Phi. Mặc dù thông tin nghiên cứu khoa học về biến thể này chưa có nhiều kết quả, tuy nhiên, các biện pháp "mạnh" để ngăn chặn sự lây lan của biến thể này được áp dụng một cách triệt để.
Tính tới thời điểm hiện tại, nhiều nước đã có những động thái khác nhau đối với du khách. Nhật Bản được cho là cẩn thận nhất, họ đã đóng cửa biên giới đối với du khách tới từ bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Thực tế, đây là một hành động khá quen thuộc của Nhật Bản trước đại dịch Covid-19. Quốc gia này đã cấm khách du lịch kể từ khi xảy ra đại dịch, ngay cả khi hầu hết các quốc gia còn lại trên thế giới bắt đầu triển khia các hoạt động đón khách du lịch trở lại. Mặc dù đã ghi nhận tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong số các nước giàu trên thế giới và lượng người nhiễm bệnh giảm 99% kể từ tháng 8 đến nay, Nhật Bản cũng chỉ mới mở cửa thí điểm trong tháng này cho khách doanh nhân và sinh viên.
Giờ đây, Nhật Bản trở thành một ví dụ điển hình cho việc nền kinh tế bị ảnh hưởng khi biên giới bị đóng cửa. Trong nhiều tháng Nhật Bản tự cô lập, hàng ngàn kế hoạch của người dân đã bị đình chỉ, khiến các cặp vợ chồng, sinh viên, nhà nghiên cứu và người lao động trong tình trạng "bồng bềnh", cuộc sống không ổn định.
Ayano Hirose đã không thể gặp mặt vị hôn phu của mình trong 19 tháng qua sau khi cha mẹ cô chúc phúc cho họ. Hôn phu của cô rời Nhật Bản về thăm quê hương Indonesia.
Vì Nhật Bản vẫn đóng cửa với hầu hết người nước ngoài, cô Hirose và chồng chưa cưới Dery Nanda Prayoga vẫn chưa thể lên kế hoạch đoàn tụ. Indonesia đã bắt đầu cho phép một lượng nhỏ du khách, nhưng những thách thức về việc di chuyển là rất lớn. Vì vậy, cặp đôi chủ yếu trò chuyện với nhau qua điện thoại hàng ngay. Khi không còn chuyện để nói, họ sẽ cùng chơi trò chơi trên Facebook Messenger hoặc xem các chương trình tạp kỹ của Nhật Bản trực tuyến.
"Chúng tôi không muốn nghĩ tới chuyện khó gặp lại nhau trong thời gian gần. Vì vậy, suy nghĩ tích cực và nuôi hy vọng là điều đơn giản nhất tôi có thể làm", Hirose cho biết mình đã viết thư cho các bộ ngoại giao mà tư pháp yêu cầu đặc cách cho chồng chưa cưới của mình quay lại Nhật Bản.
Khi Mỹ, Anh và hầu hết châu Âu mở cửa trở lại vào mùa hè và mùa thu cho khách du lịch đã tiêm chủng, Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ mới "dè dặt" mở cửa biên giới, ngay cả sau khi đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Với sự xuất hiện của biến thể Omicron, Nhật Bản, cùng với Úc, Thái Lan, Sri Lanka, Singapore, Indonesia và Hàn Quốc, đang nhanh chóng khép khe cửa hẹp đối với du khách.
Trung Quốc, quốc gia đã cấm khách du lịch quốc tế kể từ khi đại dịch bắt đầu, cho đến nay đãcấp thị thực cho các mục đích công việc hoặc ngoại giao. Mặc dù vậy, số lượng chuyến bay hạn chế và thời gian cách ly kéo dài làm chùn chân du khách.
Đài Loan đã cấm gần như tất cả những người không phải là cư dân nhập cư kể từ khi xảy ra đại dịch. Australia, quốc gia chỉ mới bắt đầu cho phép công dân và người có thị thực đi du lịch nước ngoài cho biết họ sẽ trì hoãn việc nới lỏng các hạn chế biên giới. Sri Lanka, Singapore, Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan đều đã cấm du khách đến từ miền nam châu Phi, nơi biến thể Omicron được tìm thấy đầu tiên.
Mặc dù mối đe dọa thực sự của biến thể mới vẫn chưa rõ ràng, nhưng Thủ tướng Fumio Kishida của Nhật Bản nói rằng, ông đã quyết định thu hồi các biện pháp nới lỏng cho khách doanh nhân và sinh viên quốc tế để "tránh trường hợp xấu nhất".
Quyết định đóng cửa của chính phủ một lần nữa phản ánh mong muốn duy trì nỗ lực trong cuộc chiến chống lại Covid-19 và tránh quá tải đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe, như trong mùa hè khi bùng phát biến thể Delta.
Nhật Bản chỉ ghi nhận khoảng 150 trường hợp nhiễm Covid-19 mỗi ngày và trước khi xuất hiện biến thể Omicron, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã tích cực kêu gọi chính phủ mở cửa biên giới.
Yoshihisa Masaki, giám đốc truyền thông của Keidanren, nhóm vận động hành lang kinh doanh lớn nhất Nhật Bản, cho biết: "Vào đầu đại dịch, Nhật Bản đã làm những gì hầu hết các quốc gia trên thế giới đã làm - chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cần kiểm soát biên giới thích hợp".
Nhưng khi các ca bệnh giảm dần, ông nói, việc tiếp tục các hạn chế biên giới cứng nhắc đe dọa cản trở tiến bộ kinh tế. "Nó sẽ giống như Nhật Bản bị bỏ lại phía sau trong Thời kỳ Edo", ông Masaki nói, đề cập đến thời kỳ chủ nghĩa biệt lập của Nhật Bản từ giữa thế kỷ 17 tới giữa thế kỷ 19.
Nhật Bản đã từng là quốc gia tụt hậu ở Đông Nam Á, nơi các nền kinh tế phụ thuộc vào doanh thu từ du lịch và chính phủ đã "nhón chân" trước nỗ lực mở cửa trở lại. Thái Lan gần đây đã mở cửa trở lại cho khách du lịch từ 63 quốc gia và Campuchia bắt đầu chào đón những du khách đã được tiêm chủng với những hạn chế tối thiểu. Các quốc gia khác, như Malaysia, Việt Nam và Indonesia, đã cho phép khách du lịch từ một số quốc gia đến một số khu vực.
Các quốc gia châu Á giàu có như Nhật Bản đủ khả năng để chống đỡ áp lực buộc phải mở cửa biên giới trở lại. Ngoại trừ quyết định tổ chức Thế vận hội Mùa hè, Nhật Bản đã thận trọng trong suốt thời gian đại dịch. Quyết định đóng cửa biên giới và đóng cửa các trường học được ban hành từ sớm. Nhật Bản cũng chỉ triển khai chiến dịch tiêm chủng sau khi tiến hành các thử nghiệm lâm sàng của riêng họ. Hiện tại, hoạt động ăn uống, tụ tập vẫn bị hạn chế ở nhiều quận.
Michael Mroczek, một luật sư ở Tokyo, chủ tịch Hội đồng Kinh doanh châu Âu, cho biết các công ty nước ngoài không thể đưa giám đốc điều hành hoặc nhân viên khác thay thế những người đã về nước hoặc chuyển sang công việc quốc tế khác.
Hội đồng cho biết khách doanh nhân hoặc nhân viên mới nên được phép nhập cảnh với điều kiện họ tuân thủ các biện pháp kiểm tra và kiểm dịch nghiêm ngặt.
"Nên đặt niềm tin vào thành công của Nhật Bản trên mặt trận tiêm chủng. Nhật Bản và người dân của họ hiện đang ở một vị trí vững chắc để gặt hái những thành quả kinh tế", Hội đồng cho hay.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho biết họ muốn các quyết định trong tương lai được định hướng bởi khoa học. Christopher LaFleur, cựu đại sứ Mỹ tại Malaysia và cố vấn đặc biệt của Phòng Thương mại Mỹ tại Nhật Bản cho biết: "Bất kỳ ai trong chúng tôi sống và làm việc tại Nhật Bản đều đánh giá cao rằng các chính sách của chính phủ, cho đến nay chúng đã hạn chế đáng kể tác động của đại dịch ở đây.
Tôi nghĩ rằng, chúng ta thực sự cần xem xét các quyết sách một cách khoa học trong thời gian tới, để xem liệu việc đóng cửa biên giới hoàn toàn có hợp lý hay không".
Đối với học sinh, ứớc tính có khoảng 140.000 hoặc hơn đã được nhận vào các trường đại học hoặc trường ngôn ngữ ở Nhật Bản nhưng đã phải chờ đợi nhiều tháng để nhập cảnh để bắt đầu các khóa học của mình.
Carla Dittmer, 19 tuổi, đã hy vọng sẽ chuyển từ Hanstedt, một thị trấn phía nam Hamburg, Đức, đến Nhật Bản vào mùa hè để học tiếng Nhật. Thay vào đó, cô ấy thức dậy mỗi sáng lúc 1 giờ để tham gia một lớp học ngoại ngữ trực tuyến ở Tokyo.
"Tôi thực sự cảm thấy lo lắng và nói thẳng ra là đôi khi tuyệt vọng, bởi vì tôi không biết khi nào mình có thể nhập cảnh vào Nhật Bản và liệu mình có thể theo kịp việc học của mình hay không. Tôi hiểu rằng, cần thận trọng, nhưng tôi hy vọng Nhật Bản sẽ giải quyết vấn đề đó bằng các biện pháp phòng ngừa nhập cư như kiểm tra và kiểm dịch hơn là chính sách cấm biên giới của họ", Dittmer nói.
Việc đóng cửa biên giới đã làm đình trên nền kinh tế của nhiều khu vực và ngành công nghiệp phụ thuộc vào du lịch nước ngoài.
Khi Nhật Bản thông báo mở cửa trở lại cho khách doanh nhân và sinh viên quốc tế vào đầu tháng này, Tatsumasa Sakai, 70 tuổi, chủ sở hữu thế hệ thứ năm của một cửa hàng bán tranh in khắc gỗ, ở Asakusa hy vọng rằng động thái này là một bước đầu tiên để công việc của anh thuận lợi trở lại.
"Vì ca nhiễm giảm dần, tôi nghĩ sẽ có nhiều khách du lịch hơn và Asakusa có thể trở lại nhịp sống như trước. Tôi từng nghĩ lần này, chính phủ chỉ đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng thực sự đáng thất vọng", anh nói.