Dân Việt

Sai lầm có thể mắc khi dùng máy SpO2 kiểm tra sức khỏe tại nhà của F0

Diệu Linh 31/12/2021 06:39 GMT+7
Bộ Y tế khuyến cáo bệnh nhân Covid-19 cách ly y tế tại nhà nên có máy SpO2 để kiểm tra sức khỏe, nếu có suy hô hấp phải điện thoại cho cơ sở y tế để được đưa đi cấp cứu. Quá trình sử dụng máy SpO2, người dân cũng cần lưu ý để tránh mắc sai lầm.

Hiện nay, cả nước có rất nhiều ca Covid-19 cách ly y tế tại nhà. Đây là những người mắc virus SARS-CoV-2 không có triệu chứng. 

Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn khuyến cáo người dân nên tự theo dõi sức khỏe, nhận biết các dấu hiệu sức khỏe không bình thường để thông báo cho cơ sở y tế. Nếu cần thiết cần phải đi bệnh viện để điều trị kịp thời.

BS. Đỗ Doãn Bách (Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam) sẽ hướng dẫn người bệnh và người chăm sóc cách sử dụng các thiết bị y tế như nhiệt kế, máy đo SpO2 cầm tay, máy đo huyết áp và đọc đúng các chỉ số. Nguồn BYT

Sai lầm khi dùng máy SpO2 để kiểm tra sức khỏe cho người mắc Covid-19

Một trong những thiết bị y tế cần có trong gia đình có F0 điều trị tại nhà là máy đo SpO2. Đây là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay. 

Thiết bị nhỏ gọn này hỗ trợ theo dõi và kiểm tra các chỉ số sức khỏe, giúp F0 nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu ngay cả khi cơ thể đang bình thường.

Việc sử dụng thiết bị đo SpO2 khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý vì có thể xảy ra sai số trong quá trình thực hiện.

BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, chị em phụ nữ, BS Hải Ninh khuyên không nên sơn móng tay vì khi sơn, tín hiệu nhận biết trên đầu cặp SpO2 không chính xác nữa, nên có thể chỉ số này bị hạ dù thực tế bệnh nhân không thiếu oxy.

Ngoài sơn móng tay, một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2 như người bệnh bị lạnh, huyết áp thấp, người bệnh cử động nhiều hay đo ở môi trường có ánh sáng chiếu trực tiếp.

"Trước khi dùng thiết bị đo SpO2 nên xoa ấm bàn tay, cần để cố định bàn tay lên trên mặt bàn. Khi đo cố gắng không cử động trong vòng 1 phút để kết quả được chính xác hơn.cho hay bình thường SpO2 trên 96%, nếu chỉ hít thở khí thở. 

Nếu SpO2 dưới 96% là một trong những dấu hiệu suy hô hấp, cần liên hệ y tế ngay", bác sĩ Hải Ninh khuyến cáo. 

Sai lầm có thể mắc khi dùng máy SpO2 kiểm tra sức khỏe tại nhà của F0 - Ảnh 2.

Cách sử dụng máy SPo2, Ảnh Sở Y tế Hà Nội

Không có máy SpO2 phải làm sao phát hiện người mắc Covid-19 chuyển nặng?

Theo Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, khi cách ly tại nhà, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp đơn giản để theo dõi sức khỏe mà không nhất thiết phải có máy SpO2. 

Cụ thể có thể kiểm tra khả năng hô hấp của người bệnh bằng cách

Đếm mạch. 

Đặt tay vào vị trí mạch ở cổ tay, nơi thấy mạch đập và đếm mạch đập. 

Người lớn mạch 60 - 100 lần/phút là hoàn toàn bình thường. Trên 100 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút, bạn nên báo y tế.

Trẻ em: Mạch của trẻ nhỏ khó đếm hơn, anh chị có thể đặt tay vào giữa nếp bẹn hoặc bên cạnh cổ của trẻ để tìm mạch đập.

Đếm nhịp thở

Bạn nằm thư thái tối thiểu 5-10 phút, sau đó nhờ người khác đếm số lần lồng ngực phồng lên xẹp xuống. Hoặc bạn có thể đặt điện thoại tự quay khung hình từ cằm xuống đến bụng, quay trong 3-5 phút, sau đó xem lại hoặc gửi cho bác sĩ.

Người lớn và trẻ lớn (> 15 tuổi) có nhịp thở bình thường 16 - 20 lần/phút. Trên 25 hoặc dưới 15 lần/phút, bạn phải báo y tế.

Trẻ em có nhịp thở nhanh hơn người lớn. Cụ thể:

+ Trẻ sơ sinh thở 30 - 50 lần/phút.

+ Trẻ 2 - 11 tháng thở 25 - 40 lần/phút

+ Trẻ 1 - 5 tuổi thở 20 - 30;

+ Trẻ 6 - 10 tuổi thở 15 - 30 lần/phút

Sai lầm có thể mắc khi dùng máy SpO2 kiểm tra sức khỏe tại nhà của F0 - Ảnh 3.

Tổ y tế lưu động đến tiêm vaccine Covid-19 và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người già tại TP.HCM. (Ảnh HCDC)

Đo nhiệt độ:

Dùng nhiệt kế kẹp nách trong tối thiểu 10 phút. Có thể dùng nhiệt kế bắn tai hoặc trán, đo ở tai là chính xác nhất.

+ Từ 36,1 đến 37,2° C là bình thường.

+ Sốt từ 37,3°C đến 38,5° C, lúc này người bệnh cần được chườm, lau cơ thể bằng khăn ấm, dùng miếng dán hạ sốt (nếu có).

+ Sốt từ 38,5 độ trở lên, uống thuốc hạ sốt

Những triệu chứng khác

Quan sát: Nếu sắc mặt, màu môi, đầu các ngón tay hồng hào là bình thường.

Nếu thấy mặt tái, vã mồ hôi, môi và đầu ngón tay tím... là dấu hiệu nguy hiểm.

Nếu người bệnh có dấu hiệu: Mệt nhẹ, ho khan, đau họng, mất khứu giác, nghẹt mũi, đau đầu, đau cơ, sốt không liên tục, mạch 60 - 100, thở 15 - 20 lần/phút... là triệu chứng NHẸ. Lúc này bệnh nhân cần ăn uống đủ chất, nhiều rau quả, uống nước cam, sinh tố, vitamin C, vitamin 3B...

Nếu người bệnh mệt nhiều hơn, thở 21 - 25 lần/phút, mạch 100 đến dưới 120 lần/phút, mặt môi tái... Nếu có oxy phải cho thở oxy và báo y tế địa phương, cố gắng đưa bệnh nhân đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trường hợp người bệnh mệt lả, lơ mơ li bì, tím tái, thở hổn hển co rút lồng ngực, người lớn thở trên 30 lần/phút hoặc dưới 10 lần/phút, mạch trên 120 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút hoặc không sờ thấy mạch là dấu hiệu nguy kịch. Người bệnh lúc này cần được can thiệp y tế khẩn cấp, nếu không sẽ đe dọa tính mạng.