Anh Thạch chia sẻ bí quyết chăm sóc các chậu mía tím bán cho khách chưng Tết.
Với cách làm sáng tạo, nhiều năm nay, gia đình anh Nguyễn Văn Thạnh (Xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, Hưng Yên) đã tung ra thị trường những chậu mía tím lạ mắt, thu hút nhiều người mua.
Theo quan niệm xưa, mía là biểu tượng giao thoa giữa trời – đất, kết nối 2 thế giới âm – dương, đem lại cho gia chủ nhiều tài lộc nên thường được mọi người mua về chưng dịp Tết. Theo đó, gia đình anh Thạnh đã bắt tay vào trồng mía phục vụ "thượng đế" chơi Tết được hơn 10 năm nay.
Hiện tại, vườn mía với hơn 200 chậu mía tím của anh Thạch đều đã "có chủ". Giá bán mỗi chậu cây cảnh chưng Tết này dao động từ 350.000 – 500.000 đồng/ chậu. Thậm chí, có năm anh Thạnh còn bán lên tới gần 1.000.000 đồng/ chậu.
"Hiện tại tôi đã bán được hơn 2/3 chậu mía trong vườn, số ít còn lại cũng có đã khách hẹn tới xem và đặt hàng" – anh Thạnh chia sẻ.
Nói về quá trình đưa mía lên chậu phục vụ khách chơi Tết, anh Thạch kể: Trong một lần đi chơi ở Hải Phòng cách đây hơn 10 năm, được người chú ở đây hướng dẫn nên tôi đã quyết định về trồng thử nghiệm ngay. Năm đầu tiên tôi làm ra được 1 – 2 chậu nhưng đã khách "ăn hàng" ngày.
Thời gian đầu tôi trồng 7 – 9 cây/ chậu nên chậu mía nhìn khá mỏng. Từ những năm sau, tôi nhân rộng mô hình trồng mía và nâng lên từ 12 – 18 cây/ chậu bắt mắt và dễ bán hơn".
Anh Thạch tiết lộ, dịp Tết năm nay có dịch covid 19 nhưng khách đặt mua mía của anh Thạnh không hề giảm, thậm chí tới thời điểm hiện tại vườn mía của anh đã gần như "cháy hàng".
Theo anh Thạnh, mía là loại cây dễ chăm, dễ trồng nhưng để tạo những gốc mía đều, mập, đẹp trên chậu lại không phải điều đơn giản.
Lý giải về cách chăm mía, anh Thạch cho hay, khi tháng 6 mía cho ra cây nên chặt đi để mía sản sinh nhiều mầm con, chậu mía sau này sẽ dày và nhìn đẹp mắt hơn. Hơn thế nữa, từ tháng 6 đến Tết là khoảng thời gian vừa đủ để mía phát triển và cao vừa đẹp để có thể bán cho khách.