Hoàng đế Khang Hi (1654 – 1722) là vị vua thứ 4 của vương triều nhà Thanh (Trung Quốc). Thời gian ông trị vì cũng là 1 trong những thời kì phát triển thịnh vượng nhất của Đại Thanh.
Mặc dù có tiếng là 1 bậc quân vương anh minh, nhưng theo đánh giá của những nhà sử học, hoàng đế Khang Hi đã từng đưa ra 1 quyết định đem lại tai họa ngầm cho tương lai của nhà Thanh sau này. Đó chính là chính sách bế quan tỏa cảng hay còn gọi là cấm giao thương bằng đường biển. Chưa bàn đến những tai họa mà đời sau của Thanh triều phải "gánh lấy" của chính sách đó. Ngay tại thời Khang Hi, quyết định này có thể nói là đã làm cho dân chúng phải cất tiếng oán than.
Vậy tại sao Khang Hi lại quyết định thực hiện chính sách này? Mục đích của chính sách này là để củng cố quyền lực của triều đình nhà Thanh, cắt đứt mối liên hệ với bên ngoài của người Hán. Bởi lúc bấy giờ, dân số của người Hán đang chiếm ưu thế, trình độ học vấn cũng cao hơn khiến nhà Thanh luôn lo sợ sẽ sớm bị đoạt lại quyền cai trị đất nước.
Và các địa điểm chủ chốt để thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng của Khang Hi là khu vực Ninh Ba, Hạ Môn và Quảng Châu. Đầu tiên, Khang Hi lệnh xây dựng lên những cột mốc biên giới, những tường thành ranh giới tại khu vực duyên hải của các tỉnh này.
Tiếp đó thực hiện cưỡng chế, ép buộc những người dân sống ở các vùng này phải di dời đi khỏi khu vực sinh sống. Bản chất của chính sách trên là quy hoạch các khu vực này thành nơi không người ở, và bên ngoài cũng không thể tiến vào. Tuy vậy, quyết định của Khang Hi đã dấy lên sự bất mãn trong lòng nhân dân Đại Thanh lúc bấy giờ. Bởi cuộc sống của họ đã bị đảo lộn và ảnh hưởng cực lớn.
Có thể nói, chính sách bế quan tỏa cảng có thể giúp Đại Thanh củng cố quyền lực. Do đó, tại thời điểm ấy, đối với Đại Thanh mà nói, đây là 1 chuyện có lợi. Nhưng chính sách này cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Và kết quả đạt được đã khiến cho chính Khang Hi cũng không thể ngờ đến và đem đến cho tương lai của Thanh triều sau này những tai họa ngầm.
Chính sách cũng đã cản trở sự phát triển của chính bản thân nhà Thanh, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy yếu, lụi bại dần của vương triều này. Quyết định của Khang Hi thậm chí còn bị đánh giá là hành động "gieo mầm" cho sự sụp đổ của Đại Thanh trong tình cảnh bị 8 nước phương Tây "xâu xé" sau này.
Không chỉ ảnh hưởng về mặt chính trị, chính sách của Khang Hi cũng đã giáng 1 đòn nặng vào kinh tế vương triều Đại Thanh. Khi mà nó đã triệt để phá hủy đi sự phát triển đầy triển vọng của kinh tế thuộc khu vực ven biển.
Bởi các khu vực duyên hải ven biển vốn dĩ là nơi dễ dàng giao thương buôn bán với bên ngoài nhất. Vì thế, những khu vực này trở thành nơi có nền kinh tế phát triển lớn mạnh cũng không có gì lạ. Vậy mà nước đi trong chính sách của Khang Hi đã trực tiếp đập bỏ đi sự tăng trưởng đầy lạc quan này.
Có lẽ, chính bản thân hoàng đế Khang Hi cũng thể ngờ được rằng, chỉ vì 1 phút không lưu tâm của bản thân đã đem đến cho tương lai Đại Thanh những hiểm họa khôn lường. Do đó, sau này Khang Hi đã bị không ít người chỉ trích vì quyết định trong chính sách bế quan tỏa cảng.